Everland (EVG) được điều chỉnh đầu tư 2 dự án nghỉ dưỡng hơn 2.700 tỷ đồng

(Banker.vn) Tập đoàn Everland được chấp nhận điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án là tổ hợp thương mại dịch vụ và du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay và khu nghỉ dưỡng Vũng Lắm, với tổng mức đầu tư 2.748 tỷ đồng.

Tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Phú Yên năm 2024, UBND tỉnh này đã trao quyết định chủ trương đầu tư và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 14 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 10.500 tỷ đồng và 5 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với tổng số vốn dự kiến 128.800 tỷ đồng.

Ngoài ra, tỉnh Phú Yên cũng kêu gọi đầu tư 33 dự án vào khu kinh tế Nam Phú Yên và 37 dự án khác.

3 công ty “họ Vin” chốt danh sách họp cổ đông trong tháng 3
Phối cảnh dự án tổ hợp thương mại dịch vụ và du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay

Trong 5 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đáng chú ý nhất là Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) quyết định đầu tư 3 dự án tại khu Kinh tế Nam Phú Yên, với tổng quy mô lên trên 120.000 tỷ đồng.

Còn 14 dự án được tỉnh Phú Yên trao quyết định chủ trương đầu tư và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Tập đoàn EverLand (HOSE: EVG) có 2 dự án gồm dự án tổ hợp thương mại dịch vụ và du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay và đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng Vũng Lắm (Crystal Holidays Marina Phú Yên), với tổng mức đầu tư 2 dự án là 2.748 tỷ đồng và đều nằm tại vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, Phú Yên.

Dự án Xuân Đài Bay có diện tích 7.32 ha, vốn đầu tư 786 tỷ đồng. Sản phẩm của gồm 220 phòng khách sạn 4 sao, khu biệt thự nghỉ dưỡng, bungalow giữa lưng chừng núi, shophouse, …

Còn dự án Crystal Holidays Marina Phú Yên có diện tích hơn 29ha (trong đó 5ha mặt nước), vốn đầu tư 1,962 tỷ đồng. Dự án cung cấp 520 phòng khách sạn 5 sao, biệt thự nghỉ dưỡng, bungalow trên biển, bungalow trên núi, trung tâm hội nghị,

Hiện tại, Tập đoàn Everland đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo các nội dung được điều chỉnh trong chấp thuận chủ trương đầu tư để kịp khởi công hai dự án trên trong năm 2024 và sớm đưa vào khai thác để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Vịnh Xuân Đài và thị xã Sông Cầu.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Tập đoàn Everland được thành lập từ năm 2009, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Tháng 6/2017, Everland chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán. Tính đến cuối tháng 12/2023, Chủ tịch HĐQT EVG Lê Đình Vinh nắm giữ 26,3%, ông Nguyễn Thúc Cẩn (7,5%) và Công ty TNHH Dream House Asia (5,4%).

Theo giới thiệu trên website của công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lê Đình Vinh (1972) quê quán ở Vĩnh Phúc, thạc sĩ Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, Tiến sĩ Luật – Trường Đại học Tổng hợp Kyushu (Nhật Bản).

Từ năm 1995-2008 ông Vinh là Giảng viên Khoa Pháp luật Kinh tế - Trường ĐH Luật Hà Nội. Sau đó, ông Vinh làm Phó Trưởng ban Ban thư ký Lãnh đạo Bộ Tư pháp trong 2 năm. Ngoài ra, ông Vinh cũng là người từng gây xôn xao khi tranh cử Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội.

Doanh nhân, Luật sư Lê Đình Vinh được biết đến là "người cũ" trong cơ cấu lãnh đạo của FLC khi từng có nhiều năm làm Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC.

Trong giai đoạn 2010 - 2014, ông Vinh trở thành Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC, Hà Nội; Phó Tổng Giám đốc Công ty Luật TNHH SMiC, Hà Nội. Sau đó ông Vinh trở thành Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink, Hà Nội. Đến 2011, ông Vinh chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Everland.

Hiện nay, ngoài nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Everland, ông Vinh còn được biết đến là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Heritage Holdings.

Về hoạt động kinh doanh, khép lại năm 2023, Everland ghi nhận doanh thu hơn 1.089 tỷ đồng, giảm 15%; lãi ròng gần 31 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2022. Đây cũng là mức lãi ròng cao nhất của doanh nghiệp kể từ khi niêm yết vào năm 2017.

Tại thời điểm 31/12/2023, Everland có tổng tài sản gần 3.598 tỷ đồng, tăng 35% so với đầu năm. Khoản tiền và tương đương tiền ở mức 129 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần đầu kỳ.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 30%, lên hơn 818 tỷ đồng. Trong đó, dự án Vũng Lắm hơn 108 tỷ đồng và dự án Xuân Đài Bay hơn 93 tỷ đồng.

Everland có nợ phải trả gấp gần 15 lần đầu năm, lên hơn 968 tỷ đồng, do doanh nghiệp phát sinh gần 600 tỷ đồng các khoản vay tài chính để cho vay đặt cọc theo hợp đồng nhằm thực hiện chuyển nhượng một phần dự án khu đô thị mới Bắc An Khánh tại ô đất HH5, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: Tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - giao thương tiên phong tại Việt Nam

Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales ...

Phó Tổng giám đốc Everland không mua hết toàn bộ cổ phiếu EVG như đã đăng ký

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 25/7, cổ phiếu EVG giảm 1,22% xuống mức 6.500 đồng/cp, tương đương giảm 64% so với mức đỉnh ...

Doanh thu lập đỉnh, Everland (EVG) vẫn vỡ kế hoạch lợi nhuận 2022

Dù vượt kế hoạch doanh thu năm 2022, song Công ty CP Tập đoàn Everland (Everland, HOSE: EVG) mới chỉ đạt 34,5% chỉ tiêu lợi ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán