Kết thúc phiên giao dịch 18/8, sàn HOSE có 25 mã tăng, 486 mã giảm và 18 mã tham chiếu, VN-Index giảm 55,49 điểm tương đương 4,50% xuống vùng 1.77,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.691.486.502 đơn vị, tổng giá trị trên 36 nghìn tỷ đồng.
Nhóm VN30 diễn biến cùng chiều với chỉ số chung trong hôm nay khi giảm 57,72 điểm tương đương 4,63%. Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài bất ngờ quay trở lại mua ròng với tổng giá trị hơn 430 tỉ đồng. VNM, VHM, CTG là 3 cổ phiếu khối ngoại mạnh tay gom trong phiên cuối giao dịch cuối tuần.
DIễn biến VN-Index. |
Đánh giá một cách tổng quan, phiên giao dịch 18/8 được ghi nhận là phiên giảm mạnh kỉ lục của VN-Index với thanh khoản cũng như giá trị kỉ lục trong vòng nhiều năm trở lại đây, trong đó có tới hơn 200 mã giảm sàn. Việc VN-Index đóng cửa với đà giảm 4,5% đã đánh bay thành quả của nhà đầu tư trong thời gian qua chỉ sau 1 phiên giao dịch. Một trong những nguyên nhân tạo ra đà giảm của thị trường trong phiên thứ 6 chính là việc tập đoàn BĐS Evergrande của Trung Quốc xin bảo hộ phá sản tại Mỹ.
Nhận định về tác động của sự kiện trên tới thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và cổ phiếu BĐS nói riêng, ông Lai Trần Thái Bình, chuyên viên tư vấn Công ty CK FPTS cho rằng:
"Trong phiên giao dịch ngày thứ 6, không chỉ VN-Index giảm điểm mà chỉ số DownJones cũng có diễn biến tương tự. Thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến phiên giảm chủ yếu bởi sự kiện Tập đoàn bất động sản Evergrande - Trung Quốc đệ đơn bảo hộ phá sản tại Mỹ. Tuy nhiên, sự kiện này không có gì quá bất ngờ bởi tập đoàn này này đã thông báo vỡ nợ từ 2 năm trước.
Từ cuối 2021, khi Evergrand chính thức thông báo vỡ nợ, con số của khoản nợ này đã đạt mức hơn 330 tỷ USD, chiếm khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc. Cho đến hiện tại 2023, dù đã được Bắc Kinh nương tay và mở đường cho "tái cơ cấu" nhưng con số này đã chạm ngưỡng 340 tỷ USD. So sánh với GDP Việt Nam năm 2022 khoảng 410 tỷ đô mới hiểu vì sao "quả bom" này được giới tài chính quan tâm đến vậy.
Xem xét với tình hình thế giới hiện nay khi các yếu tố vĩ mô không còn ủng hộ nhiều cho thị trường bất động sản, việc đệ đơn phá sản là điều rất dễ hiểu. Tuy nhiên, sự kiện này cần nhìn nhận lại vấn đề “Mức độ phản ánh thông tin” và “Kế hoạch tái cấu trúc của Evergrande” mới thấy được tác động tới thị trường BĐS Việt Nam và cổ phiếu trong ngành trong thời gian tới.
Mức độ phản ánh thông tin
Thực chất từ cuối 2021, sự kiện Evergrande công bố vỡ nợ đã phần nào gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đến thị trường bất động sản. Dấu hiệu chững lại của BĐS mới bắt đầu thể hiện rõ, thông qua mức độ cạn kiệt thanh khoản các dự án BĐS từ sản phẩm đất đai cho đến căn hộ. Cùng với đó, giữa năm 2022, các cổ phiếu BĐS bắt đầu ghi nhận đà giảm, chính thức đưa thị trường vào downtrend. Vì vậy, về mức độ phản ánh thông tin, sự kiện Evergrande đệ đơn phá sản sẽ không có quá nhiều ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam bởi hầu hết thông tin này đã được phản ánh trong giai đoạn trước đó. Yếu tố thứ hai, thị trường BĐS vốn đã đang ở vùng đáy của chu kỳ, chính vì vậy tác động sự kiện cũng không còn quá lớn.
Kế hoạch tái cấu trúc của Evergrande
Trong báo cáo tài chính vào cuối tháng 7, Evergrande công bố khoản lỗ 81 tỷ USD trong năm 2021 và 2022. Trong một diễn biến khác, Evergrande đã cho công bố kế hoạch tái cơ cấu trúc khoản nợ vốn được các nhà đầu tư đón nhận từ lâu - đây là kế hoạch tái cấu trúc nợ lớn nhất từng được ghi nhận ở Trung Quốc.
Tuy có sự nỗ lực tái cơ cấu nhưng tình hình hiện tại với khoản nợ tăng lên gần 340 tỷ USD bất chấp sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc, khoản nợ của Evergrande vẫn ghi nhận mức tăng. Vì thế điều này thể hiện rằng Evergrande đang nỗ lực tái cấu trúc các khoản nợ thay vì "bỏ mặc" chúng.
Theo Evergrande, việc đệ đơn phá sản phục vụ cho mục đích tiếp tục tiến độ cơ cấu. Ghi nhận việc này vẫn là mục đích tốt cho doanh nghiệp. Vì thế, việc đệ đơn phá sản hiểu rõ ra, đây không phải là yếu tố đánh giá là tiêu cực ở hiện tại ngay, mà điều này cần có sự theo dõi thêm. Khi doanh nghiệp có chiến lược cơ cấu hiệu quả, sự vực dậy của Evergrande trong đường dài vẫn có tính khả thi.
Chính vì những lí do trên, sự kiện của Evergrande không phải là điều gì tác động nhiều vào thị trường bất động sản tại Việt Nam nữa, khi thông tin đã được phản ánh vào thị trường từ giai đoạn trước và thị trường BĐS cũng đang ở giai đoạn đáy của chu kỳ. Đồng thời, khi hiểu rõ kế hoạch tái cấu trúc của Evergrande, nhịp giảm nếu có theo tin tức của nhóm BĐS (DXG; HDC; KDH; NLG; NLV) vẫn sẽ là cơ hội để nhà đầu tư tham gia mua được cổ phiếu với giá hấp dẫn. Hiện tại, vĩ mô chính sách trong nước đang được ủng hộ (Giảm lãi suất; Khai thông trái phiếu; Gỡ khó văn bản chính sách;…) là yếu tố chính thúc đẩy nhóm BĐS hồi phục từ đoạn đáy trong giai đoạn tới, hơn là giảm do tin tức của Evergrande".
Ông lớn BĐS Trung Quốc nộp đơn xin bảo hộ phá sản China Evergrande Group, một trong những doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Trung Quốc, vừa chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản ... |
Điểm nhấn thị trường 18/8: Bán tháo diễn rộng với thanh khoản kỉ lục, VN-Index thủng mốc 1.180 VN-Index tiếp tục diễn biến tiêu cực trong phiên giao dịch hôm nay khi bị bán tháo trên toàn thị trường, qua đó ghi nhân ... |
Khối ngoại bất ngờ xuống mạnh tiền nâng đỡ thị trường phiên cuối tuần 18/8 Phiên giao dịch ngày 18/8, trái với áp lực bán tháo ồ ạt của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã trở lại mua ... |
Thiên Dương
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|