EU lên kế hoạch điều tra chống trợ cấp đối với thép xuất xứ Trung Quốc

(Banker.vn) EU có động thái điều tra chống trợ cấp đối với thép xuất xứ Trung Quốc để bảo vệ các ngành công nghiệp trong khu vực tránh khỏi sự cạnh tranh giá rẻ.

EU đang có kế hoạch công bố các cuộc điều tra chống trợ cấp đối với nhiều nhà sản xuất thép Trung Quốc, tại hội nghị thượng đỉnh với Mỹ trong tháng này, theo tờ Financial Times (FT). Hai quan chức am hiểu về động thái này chia sẻ thêm với FT rằng, Brussels đã đồng ý tham gia các nỗ lực của Washington nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp khỏi sự cạnh tranh giá rẻ.

Các quan chức cho biết, Washington đã thỏa thuận với Brussels về hành động kiểm soát thép xuất xứ Trung Quốc, đổi lấy việc Mỹ không áp dụng thuế quan đối với thép EU. Năm 2018, Tổng thống Donald Trump từng thiết lập thuế với EU và sau đó, EU đánh thuế đối với các sản phẩm của Mỹ như rượu whisky bourbon và xe máy Harley-Davidson nhưng cả hai bên đã đình chỉ các biện pháp này vào năm 2021, sau khi hợp tác thực hiện sáng kiến ​​​​thép bền vững nhằm hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các quan chức EU cho biết, họ hiểu sự cần thiết của việc tổng thống Joe Biden phải bảo vệ việc làm của công nhân ngành thép ở các bang xung đột như Pennsylvania và Ohio. Đây là lần thứ hai EU thực hiện kiểm soát hàng hóa từ Trung Quốc, sau nhiều tháng tuyên bố điều tra xe điện do Trung Quốc sản xuất. Brussels cũng đang xem xét điều tra lĩnh vực tuabin gió. Những cuộc điều tra này, dự kiến ​​sẽ kéo dài tới một năm, có thể dẫn đến việc áp dụng thuế phòng vệ thương mại.

Theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), công suất sản xuất thép toàn cầu đạt mức kỷ lục vào năm 2022. Công suất dư thừa cũng ở mức cao kỷ lục, chỉ khoảng 75% sản lượng được tiêu thụ. Trung Quốc chiếm 1/4 mức tăng công suất và nước này cũng đang mở rộng nhà máy ở những khu vực khác trong châu Á.

Brussels đã áp đặt thuế chống bán phá giá đối với khoảng 10 loại thép nhập khẩu của Trung Quốc. Axel Eggert, Tổng giám đốc Eurofer, đại diện cho lĩnh vực này, cho biết: “Các công cụ phòng vệ thương mại truyền thống không thể giải quyết được vấn đề này. Chúng tôi đã sử dụng chúng trong 50 năm và nó không có tác dụng. Công suất dư thừa toàn cầu được thúc đẩy bởi các chính phủ. Chúng ta cần một công cụ mới.”

Ủy ban châu Âu từ chối bình luận. Ngoài ra, Brussels đang áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, cơ chế này sẽ đánh thuế nhập khẩu bao gồm cả thép, tùy theo lượng carbon phát thải. Trong khi Mỹ muốn tạo ra một hệ thống riêng để tính toán lượng khí thải Co2. Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) có hiệu lực từ đầu tháng 10 nhưng các nhà nhập khẩu của EU sẽ không phải chịu phí cho đến năm 2026.

Điều tra chống bán phá giá đối với tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc

Quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá được ban hành căn cứ theo kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu điều ...

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá ống thép hàn không gỉ xuất xứ Việt Nam

Thời kỳ điều tra chống bán phá giá đối với ống thép hàn không gỉ có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Thái Lan và ...

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/10: Xung đột Trung Đông đẩy giá xăng dầu tăng mạnh, vàng cao nhất một tuần

Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm nay, giá xăng dầu trở thành tâm điểm trước lo ngại chiến sự ở Israel – Hamas ...

Mộc Trà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục