EU công bố lộ trình chuyển đổi năng lượng

(Banker.vn) Liên minh châu Âu (EU) đã công bố các mục tiêu khí hậu cho năm 2040 và lộ trình chuyển đổi năng lượng trong giai đoạn tiếp theo.
Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng Nga là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc; Ấn Độ đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng Việt Nam - EU thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

Theo đó, động thái này diễn ra 4 tháng trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) và trong bối cảnh nhiều nước thành viên trong khối đang đối mặt với các cuộc biểu tình của nông dân, nhằm phản đối các chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp.

EU đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, trong đó mục tiêu trong giai đoạn chuyển tiếp diễn ra đến năm 2030 là cắt giảm 55% lượng khí thải nhà kính so với mức của năm 1990.

Trong giai đoạn tiếp theo, châu Âu đặt mục tiêu đến năm 2040 giảm 90% mức phát thải ròng carbon. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đối với mục tiêu lần này, EU phải tính đến sự bất bình ngày càng tăng - được phản ánh qua các cuộc biểu tình của nông dân tại nhiều quốc gia những tuần gần đây.

Chuyen doi nang luong
EU đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, trong đó mục tiêu trong giai đoạn chuyển tiếp diễn ra đến năm 2030 là cắt giảm 55% lượng khí thải nhà kính

Sau khi giải quyết thành công quá trình chuyển đổi xanh trong giao thông, năng lượng và công nghiệp, Thỏa thuận Xanh đang vấp phải sự phản đối trong ngành nông nghiệp.

Trước xu thế chuyển đổi năng lượng đang diễn ra, EU ưu tiên phát triển hydro xanh với tham vọng sản xuất 10 triệu tấn vào năm 2030 và nhập khẩu một khối lượng tương tự.

Chính phủ Ðức đang quyết tâm cùng Pháp và các đối tác khác thúc đẩy phát triển hydro nhằm tạo cơ hội tích cực để định hình sự phát triển thị trường hydro toàn cầu, cũng như các cơ hội kinh tế và bảo vệ khí hậu.

Theo đó, Đức đang dần trở thành một nền kinh tế hydro. Chiến lược hydro quốc gia của Ðức đã tạo cơ sở cho việc này. Bản cập nhật chiến lược của Chính phủ Ðức đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn, trong đó có tính đến những thách thức mới trên thị trường năng lượng.

Bên cạnh đó, EU và Pháp đặt mục tiêu trung hòa khí hậu muộn nhất vào năm 2050. Ở Ðức, mục tiêu này được ấn định vào năm 2045. Ðể hoàn thành các mục tiêu này, từ nay đến năm 2030, trọng tâm chủ yếu của các nước EU là mở rộng quy mô năng lượng tái tạo, dần loại bỏ năng lượng hóa thạch.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương