"Ế" 6 triệu cổ phiếu, kế hoạch sử dụng nguồn vốn của Cảng Phước An (PAP) sẽ thay đổi?

(Banker.vn) Kết thúc đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ ngày 23/7, Cảng Phước An đã phát hành được 32 triệu trong tổng 38 triệu cổ phiếu đăng ký, tương ứng tỷ lệ chào bán thành công là 84,2%. Mới đây, Cảng Phước An đã thông qua kế hoạch lấy ý kiến cổ đông thay đổi phương án sử dụng nguồn vốn mới...

Công ty CP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (UPCoM: PAP), doanh nghiệp đã thông qua kế hoạch lấy ý kiến cổ đông thay đổi phương án sử dụng vốn, thời gian lấy ý kiến từ ngày 13/9 đến ngày 23/9.

Cảng Phước An được thành lập để thực hiện việc đầu tư khai thác cảng tổng hợp Phước An

Cụ thể, vào ngày 10/9 tới, Cảng Phước An sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, thời gian lấy ý kiến từ ngày 13/9 đến ngày 23/9. Trong đó, nội dung lấy ý kiến để thay đổi phương án sử dụng vốn của đợt tăng vốn từ 2.000 tỷ đồng lên 2.320 tỷ đồng (nội dung chi tiết chưa được công bố).

Trước đó, kết thúc đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ ngày 23/7, Cảng Phước An đã phát hành được 32 triệu trong tổng 38 triệu cổ phiếu đăng ký, tương ứng tỷ lệ chào bán thành công là 84,2% tổng cổ phiếu chào bán với giá 12.000 đồng/cổ phiếu và huy động được 384 tỷ đồng.

Điểm đáng lưu ý, trong danh sách nhà đầu tư thực tế mua so với danh sách dự kiến mua, ông Trương Công Nghĩa dự kiến mua 10 triệu cổ phiếu nhưng cuối cùng chỉ mua 4 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu lên 1,86% vốn điều lệ. Ngược lại, bốn nhà đầu tư Nguyễn Thanh Hoàng, Phan Thế Anh, Trần mạnh Cường và Bành Xuân Hoài đã lần lượt mua toàn bộ cổ phiếu đã đăng ký là 6,5 triệu, 6,5 triệu, 6,5 triệu và 8,5 triệu cổ phiếu.

Tỷ lệ cổ phiếu đăng ký mua và thực tế mua của nhà đầu tư

Cảng Phước An được thành lập để thực hiện việc đầu tư khai thác cảng tổng hợp Phước An. Trong đó, cổ đông sáng lập ban đầu gồm Petrovietnam sở hữu 79,54%; Tổng công ty Phát triển Khu công nghiệp sở hữu 17,05%; các cổ đông khác sở hữu 3,41% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, từ năm 2016, Cảng Phước An liên tục phát hành riêng lẻ khiến sở hữu nhà nước bị pha loãng: Năm 2016, phát hành 46 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Công ty TNHH MTV Hoành Sơn để tăng vốn điều lệ từ 440 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng; năm 2017, tiếp tục phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn từ 900 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng; năm 2021, phát hành 40 triệu cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ từ 1.100 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng; và năm 2022, Công ty chào bán riêng lẻ 50 triệu cổ phiếu để nâng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng.

Trải qua 5 lần tăng vốn từ 440 tỷ đồng lên 2.320 tỷ đồng, số lượng cổ phiếu của Petrovietnam sở hữu tại Cảng Phước An vẫn không đổi (35 triệu cổ phiếu), nhưng tỷ lệ sở hữu đã giảm từ 79,54%, về 15,09% vốn điều lệ, tức giảm 64,45% vốn điều lệ.

Trong đó, đỉnh điểm lần tăng vốn năm 2016, Công ty phát hành 46 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Công ty TNHH MTV Hoành Sơn, đơn vị này trở thành công ty mẹ của Cảng Phước An thay cho Petrovietnam.

Tiếp tục trắng doanh thu, lãnh đạo PAP nói gì?

Quý 2/2024, Cảng Phước An không ghi nhận doanh thu, tiếp tục lỗ thêm 1,92 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 1,88 tỷ đồng. Trong đó, lỗ do không ghi nhận doanh thu trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp là 1,55 tỷ đồng, chi phí tài chính là 4,85 tỷ đồng và ngược lại doanh thu tài chính là 4,48 tỷ đồng. Luỹ kế trong nửa đầu năm 2024, Cảng Phước An tiếp tục lỗ 3,42 tỷ đồng so cùng kỳ lỗ 3,31 tỷ đồng.

Quý 2/2024, Cảng Phước An không ghi nhận doanh thu, tiếp tục lỗ thêm 1,92 tỷ đồng

Lý giải việc kinh doanh thua lỗ, ông Trương Hoàng Hải, Tổng giám đốc Cảng Phước An cho biết do Công ty là doanh nghiệp dự án, hiện dự án đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động do đó chưa có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án trong giai đoạn đầu tư ban đầu.

Được biết, kể từ quý 2/2021 đến quý 2/2024, Cảng Phước An liên tục duy trì kinh doanh thua lỗ, nâng tổng số quý lỗ liên tiếp lên tới 13.

Với việc tiếp tục lỗ trong nửa đầu năm 2024, tính tới 30/6/2024, tổng lỗ luỹ kế của Cảng Phước An đã lên tới 17,33 tỷ đồng, bằng 0,87% vốn điều lệ (vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng).

Về quy mô tài sản, tính tới 30/6/2024, tổng tài sản của Cảng Phước An tăng 30,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.341,9 tỷ đồng lên 5.778,7 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn ghi nhận tăng 37,3% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.449,2 tỷ đồng lên 5.339,5 tỷ đồng, chiếm 92,4% tổng tài sản.

Ngoài ra, đối ứng với khoản mục tài sản dở dang dài hạn tăng mạnh, tại thời điểm cuối quý 2, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Cảng Phước An tăng 80,4% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.021,6 tỷ đồng lên 2.292,5 tỷ đồng và bằng tới 109,9% vốn chủ sở hữu.

Như vậy, trong nửa đầu năm 2024, Cảng Phước An đã tăng nợ vay, số tiền này được Công ty đẩy mạnh vào việc tăng tài sản dở dang dài hạn thực hiện dự án Cảng Phước An.

Trong nửa đầu năm 2024, Cảng Phước An đã tăng nợ vay

Lạ kỳ cổ phiếu CTP: Cắt margin vẫn tím, suốt nhiều năm chỉ 2-3 nhân viên, các lãnh đạo đồng loạt xin nghỉ

Toàn bộ lãnh đạo nộp đơn xin từ nhiệm, bị HNX cắt margin, thế nhưng đà tăng dựng đứng của cổ phiếu CTP vẫn chưa ...

Phiên chiều nhiều cảm xúc, chứng khoán kết tuần vượt mốc 1.285

Lại một ngày chứng khoán yếu thanh thanh khoản, tuy nhiên, chỉ số chính VN-Index vẫn tìm lại được sắc xanh để khép lại tuần ...

Cổ phiếu EVG bất ngờ "đắt khách" sau động thái này của Tập đoàn Everland

Cổ phiếu EVG bất ngờ tăng mạnh ngay sau thông tin Tập đoàn Everland có báo cáo giải trình về biến động kết quả kinh ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục