Theo đó, OPC đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP với số tiền phạt là hơn 183 triệu đồng.
Công ty CP Dược phẩm OPC (HOSE: OPC). |
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này buộc nộp đủ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp thiếu vào ngân sách là 917,8 triệu đồng (năm 2021 là 88,3 triệu đồng và năm 2022 là 829,5 triệu đồng); tiền chậm nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp là 79,06 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền thuế bị truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp mà OPC phải nộp là hơn 1,18 tỷ đồng.
Văn bản của Tổng Cục thuế nếu rõ, "trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, bà Phạm Thị Xuân Hương, Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm OPC phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt và nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước TP. HCM".
Vừa qua, cổ đông lớn của OPC là Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI (POF) đã bán thành công hết 11.134.200 cổ phiếu như đã đăng ký, chiếm 17,4% vốn tại OPC, trong ngày 13/12/2023 theo hình thức thỏa thuận. Mục đích bán ra nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.
Về tình hình kinh doanh, quý 3/2023, OPC ghi nhận doanh thu đạt hơn 222 tỷ đồng, giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt gần 32 tỷ, giảm khoảng 16% so với cùng kỳ.
Theo giải trình từ OPC, lợi nhuận trong quý 3/2023 giảm là do doanh thu giảm, tuy nhiên tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của quý 3/2023 cao hơn so với cùng kỳ chủ yếu là do công ty quản lý chi phí bán hàng tốt hơn. Còn doanh thu giảm là do khó khăn chung của thị trường.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu của OPC đạt 685 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ và lãi sau thuế giảm 8% từ 107 tỷ xuống còn 98 tỷ đồng. Qua đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng giảm từ gần 142 tỷ xuống 108,5 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Công ty Dược phẩm OPC tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm TW 26 – OPC được thành lập vào ngày 24.10.1977. Các lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp bao gồm Trồng và chế biến dược liệu; Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vật tư, máy móc, trang thiết bị y tế, hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm và các sản phẩm khác; Xuất nhập khẩu các sản phẩm ngoài thuốc.
Về cơ cấu cổ đông, trong lần cập nhập cổ đông gần nhất tới ngày 30/3/2023, Công ty Dược phẩm OPC có 4 cổ đông lớn gồm Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI sở hữu 17,38% vốn điều lệ; cổ đông Trịnh Xuân Vương sở hữu 13,62% vốn điều lệ; Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP sở hữu 13,4% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Pacific Partners sở hữu 12,86% vốn điều lệ; và còn lại 42,74% vốn điều lệ thuộc về nhóm cổ đông sở hữu dưới 5% vốn điều lệ. OPC còn được biết đến là "ông lớn" dược phẩm gắn liền với thương hiệu Kim tiền thảo OPC– hiệu Ông Già.
Trên thị trường chứng khoán, tính đến thời điểm 10h20 phiên giao dịch ngày 3/1, cổ phiếu OPC đang được giảo dịch ở mức 22.900 đồng/cp, giảm khoảng gần 15% so với thời điểm đầu năm 2023.
Cổ phiếu OPC "được giá", cổ đông lớn lập tức chốt lời Hiện, thị giá OPC đang dừng ở mức 26.700 đồng/cổ phiếu, tăng gần 15% so với hồi đầu tháng 12 nhưng còn thấp hơn khoảng ... |
Dược phẩm OPC (OPC) dự chi 64 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2022 Công ty CP Dược phẩm OPC tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam. Tháng 8/2002 công ... |
Vân Anh (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|