Dược phẩm Imexpharm lãi hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày trong tháng 11

(Banker.vn) Công ty CP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) đạt doanh thu thuần 239 tỷ đồng trong tháng 11/2024, tăng 36% so với tháng trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 65 tỷ đồng, tương đương hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày. Kết quả này nhờ tăng trưởng mạnh mẽ từ kênh ETC.

Công ty CP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vừa công bố kết quả kinh doanh trong tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2024. Theo đó, trong thháng 11/2024, doanh thu thuần của Imexpharm đạt 239 tỷ đồng, tăng 36% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ.

Dược phẩm Imexpharm lãi hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày trong tháng 11
Lợi nhuận 11 tháng của Imexpharm tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ 2023

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) tăng 58%% so với tháng trước và tăng 52% so với cùng kỳ, đạt mức 65 tỷ đồng, trong khi EBITDA chạm ngưỡng 74 tỷ đồng. Đây là kết quả của sự tăng trưởng mạnh mẽ từ kênh bán lẻ OTC với mức tăng vượt bậc nhờ các chương trình ưu đãi cuối năm, cùng sự ổn định của kênh ETC (kênh bệnh viện) với mức tăng 7% so với tháng trước và 52% so với cùng kỳ năm trước.

Dược phẩm Imexpharm lãi hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày trong tháng 11
Nguồn: Imexpharm

Tính lũy kế 11 tháng năm 2024, Imexpharm ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.967 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ và tương đương hoàn thành 83% kế hoạch năm.

Dược phẩm Imexpharm lãi hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày trong tháng 11
Nguồn: Imexpharm

LNTT và EBITDA lần lượt đạt 358 tỷ đồng và 458 tỷ đồng, tương ứng tăng nhẹ 1% và 4% so với cùng kỳ, trong đó đóng góp lớn đến từ kênh ETC với mức tăng 54% so với cùng kỳ, trong khi đó thị trường OTC đối mặt với nhiều thách thức kéo dài và suy giảm khoảng 4%. Chiến lược tập trung vào các sản phẩm giá trị cao, tuân thủ tiêu chuẩn EU-GMP, là động lực chính thúc đẩy doanh số và duy trì lợi nhuận trong bối cảnh thị trường OTC đối mặt nhiều thách thức.

“Mỏ vàng” từ kênh ETC

Theo Fitch Solutions, kênh phân phối thuốc kê đơn (ETC) đang là động lực tăng trưởng chính của ngành dược phẩm Việt Nam, chiếm khoảng 75% thị phần phân phối thuốc chữa bệnh. Với tốc độ tăng trưởng 8-12% mỗi năm, doanh số bán thuốc ETC dự kiến sẽ đạt 5,7 tỷ USD vào năm 2025, và tăng lên 7,3 tỷ USD vào năm 2027, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng 8-10% trong giai đoạn 2025-2030.

Sự phát triển mạnh mẽ của kênh ETC được thúc đẩy bởi hai yếu tố lớn: già hóa dân số và bao phủ bảo hiểm y tế. Hiện tại, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tại Việt Nam chiếm 7,2% dân số và dự kiến sẽ tăng lên 20-25% vào những năm 2030. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu thuốc điều trị bệnh mãn tính tăng cao, kéo theo chi phí khám chữa bệnh chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu thu nhập của người dân.

Bên cạnh đó, sau đại dịch Covid-19, ý thức chăm sóc sức khỏe tăng lên rõ rệt. Năm 2023, số lượt khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế đạt 174,8 triệu lượt, tăng gần gấp đôi so với năm 2018. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế cũng đạt 93,4% dân số. Đây là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng của kênh ETC thông qua hình thức đấu thầu thuốc tại các bệnh viện.

Dù có tiềm năng lớn, ngành dược phẩm Việt Nam vẫn đối mặt với thách thức khi các doanh nghiệp nội địa chủ yếu sản xuất thuốc generic, trong khi thuốc đặc trị chủ yếu đến từ các hãng nước ngoài. Chỉ khoảng 6% thuốc sản xuất trong nước thuộc nhóm 1 tham gia đấu thầu, tạo ra bất lợi cạnh tranh lớn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa đang nỗ lực chuyển đổi với việc nâng cấp tiêu chuẩn nhà máy đạt EU-GMP, đồng thời tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Luật Đấu thầu 2023 cũng ưu tiên các sản phẩm sản xuất trong nước, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt gia tăng thị phần.

TKV đạt doanh thu hơn 150.000 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

Kết thúc 11 tháng năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) ước đạt doanh thu 150.157 tỷ đồng. Kết ...

Hơn 41.000 tỷ đồng TPDN đáo hạn trong tháng 12, bất động sản chiếm tỷ trọng lớn

Trong phần còn lại của năm 2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sẽ chứng kiến hơn 41.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. ...

Phạm Hường

Phạm Hường

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục