Thống kê của FiinTrade từ báo cáo tài chính quý 2/2024 của 62 CTCK đại diện 99% quy mô vốn chủ sở hữu của toàn ngành cho thấy, số dư tiền gửi của nhà đầu tư chứng khoán giảm lần đầu tiên sau 4 quý gia tăng mạnh mẽ trước đó từ quý 2/2023 đến quý 1/2024, cho dù số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân mở mới duy trì tăng.
Theo đó, số dư tiền gửi tính đến cuối quý 2/2024 đạt 94.100 tỷ đồng tương ứng gần 4 tỷ USD, giảm so với khoảng 104.000 tỷ đồng cuối quý 1/2024. Tuy nhiên, con số này vẫn đang nằm ở mức cao so với kỷ lục cũ được thiết lập quý 4/2021 là 92.100 tỷ đồng.
Trong quý 2/2024, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 39,6 nghìn tỷ đồng trên HOSE, vượt xa phần dư nợ margin tăng thêm trong cùng quý (22,6 nghìn tỷ đồng). Danh mục mua ròng của nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là các cổ phiếu đầu ngành và/hoặc vốn hóa lớn mà chịu áp lực bán ròng của khối ngoại, tập trung ở nhóm Vingroup (bao gồm VHM, VRE, VIC), Ngân hàng (STB, MSB, VCB, CTG, HDB, BID), Chứng khoán (VND, VCI, SSI), FPT, VNM, GAS, DGC.
Dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) đạt gần 218,9 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 30/6/2024, tăng +53,4% so với cùng kỳ năm 2023 và +11,5% so với cuối quý 1/2024. Đây là mức dư nợ cho vay margin cao nhất trong lịch sử.
Đáng chú ý, dư nợ cho vay margin tăng thấp hay thậm chí giảm ở nhóm CTCK có tệp khách hàng cá nhân lớn (bao gồm CTCK VPS, VPBank, MBS…) trong khi tăng mạnh ở nhóm phục vụ khách hàng tổ chức (bao gồm HCM).
Tỷ lệ đòn bẩy (Tỷ lệ giữa Margin/Tổng vốn hóa): bất ngờ bật tăng lên mức 9,4% tại thời điểm cuối quý 2/2024 từ mức 8,5% của quý 1 trước đó. Cụ thể, quy mô vốn hóa (tính theo tỷ lệ free-float) giảm nhẹ (-1,4 nghìn tỷ đồng) trong khi dư nợ cho vay tăng mạnh (+22,6 nghìn tỷ đồng).
Tỷ lệ dư nợ margin/Giá trị giao dịch bình quân: nhích nhẹ lên mức 10,4 lần, nhưng vẫn ở mức thấp so với giai đoạn thanh khoản sôi động (11-12,6 lần), chủ yếu do thanh khoản cải thiện không đáng kể và gần như đi ngang trong quý 2 (không đồng pha với diễn biến về dư nợ cho vay margin).
Tỷ lệ dư nợ margin/tổng vốn chủ sở hữu tăng quý thứ 6 liên tiếp và đạt 0,88 lần tại thời điểm 30/6/2024, thấp hơn đáng kể so với mức 1,2 lần tại thời điểm cuối quý 1/2022. Điều này cho thấy dư địa đẩy mạnh nghiệp vụ cho vay margin vẫn còn khá nhiều nếu chỉ xét trên quy mô vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, việc đáp ứng tỷ lệ dư nợ margin/tổng vốn chủ sở hữu chỉ là điều kiện cần và điều kiện đủ để CTCK có thể đẩy mạnh mảng cho vay margin đó là phải còn nguồn để cho vay. Theo báo cáo tài chính, nguồn vốn chủ của CTCK cũng được phân bổ khá nhiều vào các mảng kinh doanh khác, trong đó có hoạt động Tự doanh (cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá…). Do đó, dư địa về nguồn vốn để đẩy mạnh cho vay margin, trên thực tế không còn nhiều.
Theo ghi nhận trên báo cáo tài chính quý 2, hầu hết các CTCK Top đầu có mức dư nợ cho vay margin tăng lên so với thời điểm cuối tháng 3/2024. Đáng chú ý, Chứng khoán Tecombank (TCBS) có dư nợ cho vay tăng mạnh nhất với giá trị hơn 5.100 tỷ đồng. Tinh đến cuối quý 2, dư nợ cho vay của TCBS lên đến hơn 24 nghìn tỷ đồng, đứng vị trí thứ nhất trong nhóm chứng khoán.
Ngoài ra, nhiều CTCK cũng phá kỷ lục dư nợ cho vay trong quý vừa qua, có thể kể đến như HSC, MBS, ACBS, FTS, KBSV… Sự vươn lên của HSC đã đẩy Mirae Asset ra khỏi top 3 dư nợ cho vay margin sau nhiều năm. Nguyên nhân được lý giải là do công ty đứng ngoài cuộc đua tăng vốn khiến cho công ty bị “lép vế” về nguồn lực so với các CTCK khác. Lần gần nhất Mirae Asset tăng vốn đã cách đây hơn 3 năm vào tháng 11/2021.
Chứng khoán MB (MBS) cũng là cái tên thu hút sự chú ý của giới đầu tư khi tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay margin lên mức 9.822 tỷ đồng (tăng 15,3% so với đầu năm) nhờ vào sự hồi phục tích cực của thị trường chứng khoán cũng như ưu thế về nguồn khách hàng. Con số này gần tiệm cận giới hạn cho vay margin cho CTCK (hơn 10.800 tỷ đồng - tương ứng room hiện tại còn khoảng 1.000 tỷ).
Bình luận về con số margin trên thị trường, các chuyên gia của Công ty FITD cho rằng, margin tăng nhưng không căng, xu hướng tăng vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới. Lượng margin tăng chủ yếu đến từ nhu cầu của nhóm nhà đầu tư là các ông chủ doanh nghiệp và các ngân hàng, trong khi không tới từ nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, điều này có thể gây rủi ro cho thị trường như tạo hiệu ứng tâm lý chung toàn thị trường về margin.
Theo tổng hợp của KBSV trong báo cáo chiến lược mới đây, nhóm CTCK quan sát dự kiến tăng tổng cộng hơn 26.000 tỷ đồng vốn điều lệ tương ứng mức tăng 23% so với quý 1/2024 thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu, phát hành riêng lẻ và ESOP. Nguồn vốn mới tăng thêm sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh, cụ thể: Tăng nguồn lực cho vay kí quỹ; Tăng nguồn lực cho mảng đầu tư; Đầu tư cho hệ thống, công nghệ, nhân sự.
Tương tự, báo cáo chiến lược của TPS cũng cho rằng hầu bao margin từ các CTCK sẽ được mở rộng trong nửa sau năm 2024 và 2025. Tỷ lệ dư nợ cho vay Margin/VCSH vẫn thấp hơn nhiều mức an toàn theo quy định. Dự kiến lượng vốn vay margin trong nửa cuối năm nay sẽ tăng lên đáng kể khi trong giai đoạn cuối 2023 và nửa đầu 2024, hàng loạt các CTCK đều đã thông qua kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ như ACBS, HSC, SSI, SHS, VCI,... Điều đó cho thấy, dư địa cho vay margin trong thời gian tới sẽ còn rất lớn và sẽ hỗ trợ cho đà tăng thị trường chứng khoán.
Dư nợ cho vay lập đỉnh trước nhịp rơi của VN-Index, tình trạng căng margin có xảy ra? Theo thống kê, dư nợ cho vạy tại các công ty chứng khoán đã xác lập kỷ lục mới so với vùng đỉnh 1.500 điểm. ... |
Nhiều cổ phiếu BĐS, xây dựng bị cắt margin, 151 mã không được giao dịch ký quỹ trong quý 3/2024 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố danh sách 72 mã cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ (cắt margin) trong ... |
Đắt khách vay margin, Chứng khoán MB (MBS) tiên phong công bố báo cáo tài chính Chứng khoán MB là công ty đầu tiên trong nhóm chứng khoán công bố tài chính quý 2 năm 2024... |
Anh Vũ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|