Trong tuần vừa qua, thị trường vàng trong nước diễn biến sôi động, cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn 9999 đều ghi nhận các phiên biến động rất mạnh.
Trong phiên đầu tuần, giá vàng miếng SJC tại các thương hiệu được điều chỉnh tăng mạnh lên mức gần 85 triệu đồng/lượng. Tuy vậy, tới phiên cuối tuần 13/4, giá vàng miếng SJC giảm xuống còn 83,1 triệu đồng/lượng, tăng 1,2 triệu đồng so với đầu tuần. Nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (chưa thuế, phí) ở thời điểm hiện tại, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đang ở mức khoảng gần 12 triệu đồng mỗi lượng.
Giá vàng nhẫn 9999 cũng có diễn biến tương tự, liên tục tăng mạnh từ đầu tuần, tới phiên cuối tuần 13/4 mới đảo chiều lao dốc. Tính chung từ đầu tuần, giá vàng nhẫn 9999 tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) vẫn tăng 3,15 triệu đồng mỗi lượng ở chiều bán, hiên đang niêm ở mức 74,3 - 76,3 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Hình minh họa. |
Trong thời gian vừa qua, giá vàng thế giới tăng mạnh, giá vàng trong nước cũng đi cùng chiều với quốc tế, với biến động rất mạnh qua từng phiên giao dịch, điều này khiến chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới vẫn chưa được rút ngắn.
Liên quan đến một số giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà chia sẻ, để ổn định thị trường vàng trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp, đồng thời thực hiện công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trên toàn quốc trong các năm 2022 và 2023.
Theo ông Phạm Thanh Hà, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ triển khai ngay một loạt các giải pháp. Cụ thể, đối với thị trường vàng miếng, thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới. Đối với thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ, tiếp tục tạo điều kiện tối đa nhằm bảo đảm đủ nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan để yêu cầu doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý; nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng giá vàng. Đối với hoạt động thanh tra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành đã thành lập xong đoàn thanh tra và sẽ triển khai ngay trong tháng 4-2024.
Đối với Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã đề xuất một số phương hướng chỉnh sửa, bổ sung đối với Nghị định 24/2012/NĐ-CP và sẽ triển khai trong thời gian tới.
Theo giới chuyên gia, sau nhiều ngày tăng nóng, giá vàng trong nước cũng như thế giới đã lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày cuối tuần (13/4) khiến cho tâm lý của người nắm giữ vàng đang lung lay. Cộng thêm yếu tố nguồn cung vàng được hứa hẹn sẽ tăng khiến cho thị trường vàng có phiên “bốc hơi” rất mạnh.
Về dự báo diễn biến giá vàng trong nước tuần tới, mặc dù nhiều người đã có động thái chốt lời để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, với đà tăng mạnh và tâm lý vẫn rất lạc quan của giá vàng thế giới, do vậy đây là thời điểm nhạy cảm, chưa thể khẳng định đà tăng đã kết thúc.
Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên 13/4: Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 80,6 – 83,1 triệu đồng/lượng. Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 80,6 – 83,1 triệu đồng/lượng. Hệ thống PNJ niêm yết ở mức 80,6 – 83,1 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại 80,7 – 82,9 triệu đồng/lượng. Bảo tín Minh Châu niêm yết ở mức 80,8 – 82,9 triệu đồng/lượng. |
Trong tuần vừa qua, từ đầu tuần đến thứ Tư, giá vàng thế giới biến động trong khoảng từ 2.300 - 2.360 USD/ounce. Sau đó, vào cuối ngày thứ Năm, đà tăng mạnh quay trở lại. Giá vàng giao ngay đạt mức cao mới mọi thời đại trên 2.400 USD/ounce khi nhiều cơ quan báo cáo rằng căng thẳng địa chính trị nhiều khu vực trên thế giới có xu hướng leo thang.
Động lực tiếp tục diễn ra trong phiên giao dịch thứ Sáu khi giá vàng tăng vọt. Vàng giao ngay được giao dịch lần cuối ở mức 2.344,38 USD/ounce, giảm 1,18% trong ngày nhưng tăng 0,60% trong tuần.
Cuộc khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy giới chuyên gia đang có nhận định rất tích cực về kim loại quý.
Tuần này, 168 phiếu bầu đã được bỏ trong cuộc thăm dò trực tuyến của Kitco. 111 nhà giao dịch bán lẻ (chiếm 66%), kỳ vọng vàng sẽ tăng vào tuần tới. 30 người khác (tương đương 18%), dự đoán giá sẽ thấp hơn, trong khi 27 người được hỏi (tương đương 16%) cho rằng kim loại quý sẽ có xu hướng đi ngang.
Trong khi đó, 12 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia Khảo sát vàng của Kitco News. Chín chuyên gia (tương đương 83%), dự báo giá vàng thậm chí còn tăng cao hơn vào tuần tới. Trong khi hai nhà phân tích còn lại, chiếm 17%, dự đoán giá sẽ giảm. Không ai dự báo giá sẽ giữ nguyên ở mức hiện tại.
Tuần tới sẽ có khá ít dữ liệu kinh tế được công bố. Thị trường vẫn sẽ chứng kiến doanh số bán lẻ tháng 3 của Mỹ và chỉ số sản xuất Empire State cho tháng 4 được công bố vào thứ Hai; doanh số bán nhà ở sơ bộ và giấy phép xây dựng cho tháng 3 vào thứ Ba, sau đó là doanh số bán nhà hiện có của tháng 3 và tháng 4. Cuộc khảo sát của Philly Fed vào thứ Năm.
Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Lộ nguyên nhân khiến giá vàng đột ngột lao dốc không phanh Giá vàng trong nước bất ngờ lao dốc do xu hướng chung của thế giới, ngoài ra động thái mới đây của Ngân hàng Nhà ... |
Giá vàng hôm nay 14/4/2024: Đột ngột đảo chiều lao dốc, chuyên gia dự báo bất ngờ Giá vàng bất ngờ đảo chiều lao dốc trong phiên giao dịch ngày cuối tuần. Mặc dù vậy, giá vàng vẫn nhận được dự báo ... |
Vân Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|