Dự báo giá tiêu ngày 2/7/2024: Tăng nhẹ có chạm mốc 160.000 đồng/kg?

(Banker.vn) Dự báo giá tiêu ngày 2/7: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 2/7.
Dự báo giá tiêu ngày 30/6/2024: Quay đầu tăng mạnh trở lại? Dự báo giá tiêu ngày 1/7/2024: Đà tăng liệu vẫn còn tiếp diễn?

Dự báo giá tiêu ngày 2/72024 đà tăng vẫn tiếp diễn. Trong tháng này, nguồn cung hồ tiêu toàn cầu vẫn phụ thuộc vào lượng hàng từ Việt Nam trong khi vụ mùa các nước khác chưa vào thu hoạch. Điều này giúp giá tiêu Việt Nam duy trì đà tăng tốt qua từng tháng của quý 2/2024.

Bên cạnh đó, giá cước vận tải biển tiếp tục căng thẳng cấy vào giá hàng hoá nói chung, trong đó có hồ tiêu. Ngoài ra cũng không thể kế đến hoạt động đầu cơ đẩy giá lên cao thời gian qua.

Các doanh nghiệp xuất khẩu nhận xét, tình hình vận chuyển tàu biển đi các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam đang rất căng thẳng. Nghiêm trọng nhất là tuyến tàu sang châu Âu, cước vừa đắt vừa không có chỗ. Hiện giá cước đã cao hơn đến 60%-70% so với đầu năm.

Dự báo giá tiêu ngày 2/7/2024: Tăng nhẹ có chạm mốc 160.000 đồng/kg?
Dự báo giá tiêu ngày 2/7/2024: Tăng nhẹ có chạm mốc 160.000 đồng/kg

Nhiều container nằm tồn đọng ở cảng không đi được. Nguyên nhân tắc nghẽn này một phần do các tàu chạy về phía Trung Quốc để tập trung xuất khẩu hàng đi Mỹ trước ngày 1/8, nhằm tránh bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá. Từ đó dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ở các cảng Singapore, Trung Quốc làm nhiều nơi thiếu tàu, đẩy giá cước lên cao. Ngoài ra còn có nguyên nhân do xung đột tại Biển Đỏ.

Giá cước cao đẩy giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh trong tháng này. Dù lượng xuất khẩu so với cùng kỳ giảm đi, nhưng trị giá lại tăng mạnh, giúp cho mục tiêu xuất khẩu tỷ USD của ngành hàng hồ tiêu nhiều khả năng đạt được trong năm nay.

Tại thị trường trong nước, giá tiêu hôm nay ngày 1/7/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ đồng loạt chững lại ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 154.800 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 157.000 đồng/kg.

Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 155.000 đồng/kg mức giá không đổi so với giá ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở mức 153.000 đồng/kg,giữ nguyên giá so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận vẫn ở mức giá 157.000 đồng/kg.

Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay cung ngang giá. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn giữ vững mức 154.000 đồng/kg; tại Bình Phước, giá tiêu vẫn ở mức 155.000 đồng/kg.

Tại thị trường thế giới, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.106 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.300 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 7.500 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 9.048 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.500 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 7.000 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.500 USD/tấn.

Giá tiêu trong nước ngày 1/7­­/2024

Tỉnh, thành

ĐVT

Giá mua của thương lái

Tăng/giảm so với hôm qua

Chư Sê (Gia Lai)

đồng/kg

153.000

-

­­­Đắk Lắk

đồng/kg

155.000

-

Đắk Nông

đồng/kg

157.000

-

Bình Phước

đồng/kg

155.000

-

Bà Rịa -Vũng Tàu

đồng/kg

154.000

-

Theo chia sẻ của một số đại diện doanh nghiệp và chuyên gia ngành hàng, tình trạng trên là do giá tiêu liên tục tăng trong thời gian vừa qua đã khiến một bộ phận doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này tạm dừng mua. Đây là động thái nhằm cân bằng lại thị trường hồ tiêu vốn đang bị “đầu cơ” cao.

Hiện lượng cung hàng ra thị trường mang tính chất “nhỏ giọt”. Tất cả các bên tham gia thị trường như người trồng tiêu, thương lái, đại lý thu mua, doanh nghiệp xuất khẩu… đều biết sản lượng năm nay ở mức thấp, trong khi nhu cầu hồi phục tốt, khiến lượng hàng dự trữ còn rất ít. Do đó người trồng tiêu và đại lý thu mua có xu hướng găm hàng để chờ giá lên cao hơn nữa. Đặc biệt, một số thương lái đã gom hàng và tạo ra tình trạng khan hiếm giả tạo ở một số khu vực nhằm đẩy giá tăng nhanh.

Tình trạng này dẫn đến việc doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, không mua được hàng để hoàn thành các hợp đồng đã ký trước đó, trong khi giá trên thị trường bị đẩy lên theo từng ngày, gây ra rủi ro thua lỗ lớn.

Đáng chú ý, ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết, hiện giá giao dịch hồ tiêu Việt Nam nói chung và giá các loại tiêu khác trên thế giới đang cao hơn mặt bằng giá trong nước nên nhiều đại lý có động lực lớn để găm giữ hàng. Trong khi đó, hiện không có doanh nghiệp nào mua hàng nghìn tấn tiêu lúc này khiến lực cầu trên thị trường “dễ gãy”.

Một số doanh nghiệp đã quay sang tìm nguồn cung tiêu từ các nước khác như Brazil để có đủ hàng, trả các hợp đồng đã ký nhưng việc đồng USD tăng cao kỷ lục cùng căng thẳng trong hoạt động vận tải đường biền đã ra các khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu tiêu thời gian qua.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong thời gian ngắn hạn, giá tiêu có thể sẽ có những đợt điều chỉnh giảm, nhưng sẽ không quá sâu, khó có thể về mức giá thấp như trước đây và thị trường đã hình thành mặt bằng giá mới.

* Thông tin mang tính tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm, từng địa phương

Ngọc Ngân

Theo: Báo Công Thương