Dự báo giá tiêu ngày 16/6/2024: Nối tiếp đà giảm?

(Banker.vn) Dự báo giá tiêu ngày 16/6: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 16/6.
Dự báo giá tiêu ngày 14/6/2024: Giá tiêu trong nước tiếp đà giảm mạnh? Dự báo giá tiêu ngày 15/6/2024: Bất ngờ lao dốc sau đợt điều chỉnh mạnh?

Dự báo giá tiêu ngày 16/6/2024 sẽ tiếp đà giảm mạnh. 3 ngày trở lại đây, giá tiêu trong nước đã liên tục giảm và tăng mạnh đột ngột. Theo các chuyên gia, đây là hệ quả từ tình trạng đầu cơ “quá nóng”. Đồng thời, việc giá tiêu tăng cao có thể kích hoạt một bộ phận người trồng tiêu, đại lý xả bán tiêu tồn trữ từ các niên vụ khác ra thị trường.

Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch thường trực của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai), cho biết rằng tăng trưởng nhanh chóng của giá tiêu gần đây là kết quả của yếu tố đầu cơ. Hiện tại, với sự tăng giá trên thị trường thế giới, giá hồ tiêu nội địa vẫn thấp hơn, do đó nhiều đại lý nhỏ lẻ đang tận dụng cơ hội này để găm giữ hàng và đẩy giá lên.

Sự khan hiếm về nguồn cung cùng với nhu cầu thị trường gia tăng đã thúc đẩy giá hồ tiêu tăng trở lại. Một số đại lý và người dân trồng tiêu cho rằng việc Trung Quốc tái xuất hiện trên thị trường mua hàng cũng là một yếu tố đẩy giá mạnh mẽ.

Dự báo giá tiêu ngày 16/6/2024: Nối tiếp đà giảm?
Dự báo giá tiêu ngày 16/6/2024: Nối tiếp đà giảm chưa thấy dấu hiệu tăng

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu sang Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 5 với 3.137 tấn, tăng 381,9% so với tháng 4, nhưng giảm 69,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng cộng, trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc chỉ đạt 4.871 tấn, giảm 89,4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo VPSA, nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc trong những tháng đầu năm vẫn ở mức thấp do tồn kho từ năm trước vẫn còn. Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ tham gia vào thị trường, bắt đầu bằng việc nhập khẩu tiêu trắng và sau đó là tiêu đen.

Giá tiêu hôm nay ngày 15/6/2024, tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giảm mạnh từ 3.000 - 7.000 đồng/kg ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 156.400 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu là 157.000 đồng/kg.

Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 157.000 đồng/kg giảm 3.000 đồng/kg. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở mức 155.000 đồng/kg giảm 5.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ghi nhận ở mức giá kỷ lục 157.000 đồng/kg, giảm 7.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm 6.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu lên mức 157.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg; tại Bình Phước, giá tiêu đạt mức 156.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg.

Giá tiêu trong nước ngày 15/6­­/2024

Tỉnh, thành

ĐVT

Giá mua của thương lái

Tăng/giảm so với hôm qua

Chư Sê (Gia Lai)

đồng/kg

155.000

- 5.000

­­­Đắk Lắk

đồng/kg

157.000

- 3.000

Đắk Nông

đồng/kg

157.000

- 7.000

Bình Phước

đồng/kg

156.000

- 6.000

Bà Rịa -Vũng Tàu

đồng/kg

157.000

- 6.000

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 6.448 USD/tấn (giảm 0,01%); giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 8.416 USD/tấn (giảm 0,01% %); giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt đồng loạt tăng mạnh, 7.800 USD/tấn (tăng 6,84%); loại 550 g/l mức 8.000 USD/tấn (tăng 2,56%) ; giá tiêu trắng mức 12.000 USD/tấn (tăng 12,14%).

Giá cước vận tải biển là một trong số những yếu tố chính đẩy giá hồ tiêu tăng phi mã. Theo các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ logistics, nguyên nhân khiến cước tàu biển tăng là chiến tranh đang làm ảnh hưởng giá cước tàu biển trên toàn cầu.

Ở tất cả các tuyến, cước tàu biển bất ngờ vọt tăng khoảng 100%, thậm chí các tuyến từ Việt Nam sang Mỹ tăng hơn gấp đôi so với thời điểm tháng 3.

Dù giá tăng cao nhưng đáng lo ngại hơn, các nhà xuất khẩu rất khó đặt được tàu để xuất hàng.

Việc Mỹ lên kế hoạch áp thuế mạnh lên nhiều loại hàng hóa Trung Quốc kể từ tháng 8 là nguyên nhân của vấn đề này. Nhằm tránh bị đánh thuế, trước thời hạn trên, các nhà xuất khẩu Trung Quốc và cả nhập khẩu của Mỹ muốn đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu.

Để lấy chỗ trên tàu, phía các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã trả giá cao hơn. Trung Quốc sẵn sàng trả giá đến 1.000 USD cho 1 "slot" trên tàu thời điểm hiện tại, trong khi Việt Nam chỉ sẵn sàng trả 600 USD, nên không thể cạnh tranh.

Cà phê, ca cao, thủy sản, việc cước tàu tăng quá nhanh theo hiệp hội xuất khẩu hồ tiêu sẽ khiến các doanh nghiệp nếu có hàng xuất, sẽ phải chịu lỗ.

Họ lo lắng sự cố này sẽ tạo thành hiệu ứng dây chuyền với các chuyến khác mặc dù cước hiện chỉ tăng một số tuyến. Nếu cước vận tải tiếp tục tăng cao, doanh nghiệp đang khó sẽ không thể gồng lỗ quá nhiều.

Các cảng tại khu vực Đông Nam Á được hãng nghiên cứu thị trường vận tải biển Linerlytica cho biết đang trở thành "nút thắt nghiêm trọng nhất" đối với hoạt động vận tải hàng hải thế giới, khi ở khu vực này 26% sức chở container toàn cầu đang bị kẹt.

* Thông tin mang tính tham khảo.Giá có thể thay đổi tùy theo từng địa phương.

Ngọc Ngân

Theo: Báo Công Thương