Dự báo giá tiêu ngày 14/6/2024: Giá tiêu trong nước tiếp đà giảm mạnh?

(Banker.vn) Dự báo giá tiêu ngày 14/6: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 14/6.
Dự báo giá tiêu ngày 12/6/2024: Tăng như vũ bão chạm mốc 190.000 đồng/kg? Dự báo giá tiêu ngày 13/6/2024: Tiếp nối đà tăng hướng đến kỷ lục mới?

Dự báo giá tiêu ngày 14/6/2024 sẽ nối tiếp đà giảm. Sau chuỗi ngày tăng liên tiếp, giá tiêu nội địa hôm nay giảm mạnh về mốc 160.000 đồng/kg.

Theo chia sẻ của một số chuyên gia ngành hàng, việc giá tiêu sụt giảm đột ngột chủ yếu do thị trường bị đầu cơ quá mức trong 2 tuần trở lại đây, nên cần có sự điều chỉnh để cân bằng trở lại. Bởi thời gian qua, giá tiêu trong nước bị chi phối nhiều do hoạt động đầu cơ, thổi giá của một bộ phận tham gia vào thị trường.

Dự báo giá tiêu ngày 14/6/2024: Giá tiêu
Dự báo giá tiêu ngày 14/6/2024: Giá tiêu trong nước tiếp đà giảm mạnh

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), Việt Nam đã nhập khẩu 16.052 tấn hạt tiêu các loại trong 5 tháng đầu năm, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Brazil là quốc gia cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Việt Nam đạt 7.106 tấn, chiếm 44,3% thị phần. Campuchia đứng thứ 2 đạt 5.675 tấn, chiếm 35,4% thị phần.

Giá tiêu hôm nay ngày 13/6/2024, tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giảm từ 16.000 - 21.000 đồng/kg ở một số địa phương, giao dịch quanh mốc 158.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa, Đồng Nai là 160.000 đồng/kg.

Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 160.000 đồng/kg, giảm 19.000 so với giá ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện ở mức 155.000 đồng/kg, giảm 21.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ghi nhận ở mức giá kỷ lục 160.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Giá tiêu trong nước ngày 13/6­­/2024

Tỉnh, thành

ĐVT

Giá mua của thương lái

Tăng/giảm so với hôm qua

Chư Sê (Gia Lai)

đồng/kg

155.000

-21.000

­­­Đắk Lắk

đồng/kg

160.000

-19.000

Đắk Nông

đồng/kg

160.000

-20.000

Bình Phước

đồng/kg

155.000

-21.000

Bà Rịa -Vũng Tàu

đồng/kg

160.000

-16.000

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 6.448 USD/tấn (giảm 3 USD); giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 8.500 USD/tấn (tăng 3,53%); giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 8.420 USD/tấn (tăng 11,82%); giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt giữ giá ở mốc cao, giao dịch ở 6.500 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.700 USD/tấn (tăng 11,94%); giá tiêu trắng 9.500 USD/tấn (tăng 15,79%

Trong bối cảnh giá tiêu hiện đã cao gấp đôi so với đầu năm nay, nhiều người trồng tiêu đã bắt đầu tính toán việc bán ra một phần tiêu của mùa vụ trước, vốn được tích trữ trong kho.

Giá hồ tiêu thế giới và tại Việt Nam tăng mạnh do Brazil và Việt Nam là hai nước quyết định nguồn cung trên toàn cầu, đang có sản lượng sụt giảm bởi thời tiết El Nino gây hạn hán. Nguồn cung ở các nước Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka cũng bị hạn chế. Theo đánh giá, về dài hạn trong 3-5 năm tới, lượng tiêu sản xuất ra chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới.

Những yếu tố khác ngoài cung cầu đẩy hồ tiêu tăng phi mã phải kể đến giá cước vận tải biển. Chỉ số container toàn cầu, đại diện cho giá cước vận tải container giao ngay trên các tuyến vận tải quốc tế lớn đã quay về vùng đỉnh của dịch Covid-19.

Hãng nghiên cứu thị trường vận tải biển Linerlytica cho biết, các cảng tại khu vực Đông Nam Á đang trở thành “nút thắt nghiêm trọng nhất” đối với hoạt động vận tải hàng hải thế giới, khi 26% sức chở container toàn cầu đang bị kẹt ở khu vực này.

Điều này đã cấy vào giá thành sản phẩm khiến hàng hoá tăng cao thời gian qua. Bên cạnh đó, hoạt động đầu cơ trong nước cũng được coi là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng tăng giá hiện nay.

Tuần qua, giá tiêu trong nước và quốc tế của Ấn Độ tiếp tục tăng. Còn giá hồ tiêu nội địa của Sri Lanka vẫn tăng kể từ tháng trước.

Tại Đông Nam Á, chỉ có giá hạt tiêu đen Indonesia ghi nhận tăng kể từ tuần trước. Trong khi, giá hạt tiêu trắng nước vẫn ổn định. Ở Malaysia, giá hồ tiêu nội địa và xuất khẩu của quốc gia này ghi nhận ổn định và không thay đổi.

Ngoài giá hạt tiêu đen Brazil tăng mạnh thì giá hạt tiêu trắng Trung Quốc cũng ghi nhận tăng. Nguyên nhân giá hồ tiêu Trung Quốc tại Hải Nam tăng là do dự đoán sản lượng thấp cũng như có sự đầu cơ từ nội địa nước này. Trong khi đó, giá hạt tiêu đen Campuchia ổn định và không thay đổi.

Tại thị trường Mỹ, giá hạt tiêu đen và tiêu trắng cũng tăng mạnh do nguồn cung hạn chế cũng như áp lực mua từ châu Âu và Trung Quốc.

Thông tin mang tính tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo từng địa phương.

Ngọc Ngân

Theo: Báo Công Thương