Dragon Capital liên tiếp gom thêm cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ

(Banker.vn) Việc mua vào hàng triệu cổ phiếu DPM của Dragon Capital diễn ra trong bối cảnh DPM đang có xu hướng phục hồi trở lại trong 21 ngày qua khi ghi nhận 10/13 phiên tăng giá. Kết phiên hôm nay 6/12, DPM tăng 3,05% lên mức 42.300 đồng/cp.

Thông báo trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), nhóm quỹ Dragon Capital đã mua tổng cộng 422.000 cổ phiếu DPM của Tổng Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ - Mã: DPM) trong phiên giao dịch ngày 30/11.

Dragon Capital liên tiếp gom thêm cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ

Cụ thể, quỹ thành viên KB Vietnam Focus Balanced Fund mua 122.000 đơn vị, Norges Bank mua 200.000 đơn vị và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) mua 100.000 đơn vị.

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu DPM mà Dragon Capital nắm giữ tăng từ 31,28 triệu lên 31,71 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu tăng tương ứng từ 7,99% lên hơn 8,1%. Tính theo giá kết phiên 30/11 là 40.900 đồng/cp, nhóm quỹ này đã chi hơn 17 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.

Tính theo số lượng cổ phiếu DPM mà nhóm quỹ nắm giữ vào ngày 11/11 là 27,6 triệu đơn vị, Dragon Capital đã mua tổng cộng khoảng 3,68 triệu cổ phiếu DPM trong 20 ngày (11/11 - 30/11).

Việc mua vào hàng triệu cổ phiếu DPM của Dragon Capital diễn ra trong bối cảnh DPM đang có xu hướng phục hồi trở lại trong 21 ngày qua khi ghi nhận 10/13 phiên tăng giá. Kết phiên hôm nay 6/12, DPM tăng 3,05% lên mức 42.300 đồng/cp.

Dragon Capital liên tiếp gom thêm cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ

Diễn biến tại DPM tiếp nối giai đoạn giao dịch sôi động của nhóm quỹ Dragon Capital. Trước đó, nhóm này cũng vừa mua 900 nghìn cổ phiếu PVD, 930 nghìn cổ phiếu DCM và 5,1 triệu cổ phiếu GEX.

Ở chiều ngược lại, nhóm quỹ Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 8,5 triệu cổ phiếu DGC, 760 nghìn cổ phiếu DXG, 1,3 triệu cổ phiếu NLG và đáng chú ý nhất là thoái sạch hơn 26 triệu cổ phiếu HPX.

9 tháng đầu năm vượt 28% kế hoạch lợi nhuận cả năm

Về kết quả kinh doanh, DPM cho biết quý III, doanh thu thuần đạt 3.885 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng tốt là nhờ sản lượng tiêu thụ và giá bán phân bón tăng cao, giúp biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện, theo đó tăng từ 36,9% lên 38,3% trong quý vừa qua.

Đặc biệt, Đạm Phú Mỹ cũng nhận về doanh thu tài chính khả quan, là tiền cổ tức lợi nhuận được chia và lãi tiền gửi, tiền cho vay. Kết quả, doanh nghiệp phân bón này báo lãi sau thuế 1.000 tỷ đồng trong quý III, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Đạm Phú Mỹ ghi nhận doanh thu đạt 14.730 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.460 tỷ đồng, lần lượt tăng 92% và 180% so với cùng kỳ. Tính ra, doanh nghiệp đã vượt 28% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Kết thúc quý III/2022, Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc Đạm Phú Mỹ đã sản xuất gần 900.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, vượt kế hoạch và cùng kỳ năm 2021. Sản lượng các sản phẩm chính như phân urê đạt hơn 680.000 tấn, phân NPK đạt gần 140.000 tấn, NH3 thương mại đạt hơn 50.000 tấn.

Theo Đạm Phú Mỹ, nhờ có nguồn cung dồi dào nên tổng sản lượng kinh doanh phân bón và hóa chất các loại đạt gần 940.000 tấn.

Doanh nghiệp nhận định, năm 2022 do tình hình chính trị, kinh tế bất ổn trên thế giới nên giá phân bón biến động khó lường. Trong nước, giá vật tư cho nông nghiệp tăng cao, giá nông sản bấp bênh, tiêu thụ khó khăn tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp, khiến việc kinh doanh phân bón gặp không ít trở ngại do sức mua rất yếu.

Đạm Phú Mỹ đã đẩy mạnh xuất khẩu sau khi đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. Lượng phân bón xuất khẩu 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp đạt khoảng 155.000 tấn, gấp 3 lần so với kế hoạch cả năm, góp phần quan trọng trong gia tăng doanh thu và lợi nhuận 9 tháng đầu năm.

Tng tài sản của Đạm Phú Mỹ tính đến cuối III là 16.762 tỷ đồng, tăng 2.844 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn là 9.097 tỷ, tăng 3.118 tỷ đồng - đây là yếu tố giúp doanh thu tài chính của Đạm Phú Mỹ tăng mạnh trong quý vừa qua.

Hàng tồn kho ghi nhận 2.738 tỷ, không thay đổi nhiều so với hồi đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn gần 549 tỷ, tăng 12%, nhưng phải dự phòng hơn 233 tỷ đồng nợ khó đòi.

Nợ phải trả tại cuối quý III là 3.767 tỷ đồng, trong đó 799 tỷ đồng là nợ đi vay, giảm 11%. Vốn chủ sở hữu là 12.995 tỷ, trong đó vốn góp chủ sở hữu là 3.914 tỷ đồng, 3.497 tỷ đồng cho quỹ đầu tư phát triển và 5.365 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thị trường tìm lại điểm cân bằng, chuyên gia chỉ ra cơ hội tích sản cổ phiếu 10 năm có 1

Thị trường phục hồi giai đoạn này với dòng tiền đầu tư nước ngoài hỗ trợ sẽ giúp tìm lại một chút cân bằng và ...

Chứng khoán phiên sáng 6/12: Áp lực chốt lời kéo VN-Index xuống sâu

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 6/12 với xu hướng giảm điểm từ sớm, áp lực chốt lời xuất hiện ...

Thị trường chứng khoán ngày 6/12/2022: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Thanh Tùng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán