Dragon Capital bán 2 triệu cổ phiếu ACB, chính thức rút lui khỏi vị trí cổ đông lớn

(Banker.vn) Sau khi hoàn tất khớp lệnh 2 triệu cổ phiếu ACB, cả nhóm Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Ngân hàng TMCP Á Châu.

Mới đây, Dragon Financial Holdings Limited thuộc Dragon Capital báo cáo văn bản đã bán 2 triệu cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu vào ngày 2/4. Chiếu theo thị giá kết phiên tương ứng, lượng cổ phiếu được nhắc tới có trị giá khoảng 57 tỷ đồng, qua đó, Dragon Financial Holdings hạ sở hữu xuống 140,8 triệu cổ phiếu, tương ứng với 3,6% vốn. Như vậy, nhóm Dragon Capital đã hạ sở hữu từ 194,8 triệu cổ phiếu (5,016% vốn) xuống 192,8 triệu cổ phiếu (4,963% vốn), không còn là cổ đông lớn từ 4/4.

Dragon Capital bán 2 triệu cổ phiếu ACB, chính thức rút lui khỏi vị trí cổ đông lớn
Báo cáo giao dịch của Dragon Financial Holdings Limited

Cùng chiều "thoái vốn", trong phiên giao dịch 28/3, quỹ ngoại Whistle Investment Limited vừa công bố đã bán nốt 48,9 triệu cổ phiếu ACB đang nắm giữ, đưa tỷ lệ sở hữu từ 1,26% xuống 0%. Giao dịch được khớp lệnh theo phương thức thỏa thuận, tổng giá trị quỹ này đem về là 1.462 tỷ đồng, tương đương mức giá bình quân 29.900 đồng/cp.

Trước đó, vào ngày 22/3, Whistle Investment Limited cũng đã bán ra 145 triệu cổ phiếu ACB với mức giá trung bình là 27.650 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị giao dịch là 4.009 tỷ đồng.Tổng kết, quỹ Whistle Investment Limited đã đưa tỷ lệ sở hữu của nhóm này tại ACB về 0%. Số tiền thu về tổng cộng là hơn 5.471 tỷ đồng. Theo văn bản, Whistle Investment Limited đã không còn là cổ đông lớn của ACB kể từ ngày 1/4.

Dragon Capital bán 2 triệu cổ phiếu ACB, chính thức rút lui khỏi vị trí cổ đông lớn
Báo cáo kết quả giao dịch của Whistle Investment Limited

Trong quá khứ, đã có 2 giao dịch tại ACB diễn ra thành công, nhưng đơn vị/tổ chức mua chưa được tiết lộ danh tính. Cả hai giao dịch đều là mua bán của khối ngoại và tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ACB vẫn giữ ở mức 30%, là mức tối đa cho phép.

Trước khi thực hiện hai giao dịch này, quỹ này và Sather Gate Investments Limited đã sở hữu tổng cộng 387,8 triệu cổ phiếu, tương đương 9,98% vốn điều lệ của ACB. Nhưng hiện chỉ có Sather Gate Investments Limited nắm giữ 193,9 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 4,99% vốn điều lệ của ngân hàng.

Whistle Investment Limited và Sather Gate Investments Limited đã trở thành cổ đông lớn của ACB từ năm 2018, thay thế cho Standard Chartered Bank. Cả hai quỹ ngoại này đều thuộc sở hữu của công ty mẹ là Alp Asia Finance Vietnam Limited.

Trước đó, vào đầu tháng 1/2024, CVC Capital Partners, một cổ đông nước ngoài khác, được đồn đoán đang xem xét kế hoạch bán cổ phần tại ACB. CVC đang đàm phán với một số cố vấn về việc bán cổ phần của ACB cho những người mua tiềm năng, bao gồm cả những người mua từ Nhật Bản. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về khoản đầu tư này vẫn chưa được công bố.

Mặc dù chưa rõ ràng về mối quan hệ giữa Whistle Investment Limited và CVC Capital Partners, nhưng hai tổ chức này có một số liên kết từ email liên lạc và địa chỉ trụ sở chính. Địa chỉ trụ sở chính của Whistle Investment Limited cũng là địa chỉ của một số công ty con của CVC Capital, và email được sử dụng để liên lạc của Whistle Investment Limited cũng trùng khớp với email của CVC Capital Partners.

Dragon Capital bán 2 triệu cổ phiếu ACB, chính thức rút lui khỏi vị trí cổ đông lớn
Email và địa chỉ dùng để công bố thông tin đều có liên hệ với CVC Capital Partners

Cập nhật sáng ngày 4/4, Ngân hàng ACB tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Về kế hoạch kinh doanh 2024, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 22.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Tổng tài sản tăng 12% lên 805.050 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 11% lên 593.779 tỷ đồng. Con số lợi nhuận được đặt ra cùng với mức tăng trưởng cho vay khách hàng là 14% đạt 555.866 tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng tín dụng mà ACB cho là phù hợp với tình hình thị trường, đồng thời tuân thủ theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước giao. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%, con số này cuối năm 2023 là 1,21%.

HĐQT của ACB nhận định năm 2024 nền kinh tế trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi cầu thế giới chưa phục hồi mạnh. Với các giải pháp của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn trên nhiều thị trường như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp,... thì kinh tế năm 2024 là có thể phục hồi. Do đó, ACB kỳ vọng khả năng sớm phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của các hộ gia đình. Vì vậy, HĐQT cho rằng, mức 14% là phù hợp với tình hình thị trường, đồng thời tuân thủ hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 được NHNN giao.

Về kế hoạch chia cổ tức năm 2023, ngân hàng cũng lên kế hoạch từ nguồn lợi nhuận giữ lại của năm 2023 và còn lại từ các năm trước chưa chia (19.886 tỷ đồng). HĐQT dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt, tương đương giá trị quy đổi là 9.710 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức này cũng được ngân hàng dự kiến tiếp tục áp dụng cho năm 2024 với mức vốn sử dụng tương ứng là 11.166 tỷ đồng.

Với mức chia cổ tức này, nhà băng này sẽ tăng vốn điều lệ lên 44.666 tỷ đồng, tăng thêm 5.826 tỷ, tương ứng với gần 583 triệu cổ phần phát hành thêm. Thời gian dự kiến hoàn thành kế hoạch phát hành tăng vốn điều lệ là quý III/2024.

Ngân hàng cho rằng việc tăng vốn điều lệ là hết sức cần thiết nhằm tăng thêm nguồn vốn trung dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu chính phủ, thêm vốn để đầu tư cơ sở vật chất, các dự án chiến lược của ngân hàng và nâng cao năng lực tài chính.

Chia sẻ về kết quả kinh doanh của ACB, ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch HĐQT cho biết, kết quả kinh doanh của ACB quý I khá tốt. Tín dụng tăng trưởng 3,7% so với cuối năm 2023, cao hơn gấp đôi so với mức tăng toàn ngành và cũng tốt hơn cùng kỳ. Về huy động, tăng trưởng 2,1% trong đó huy động vốn CASA tăng 6,4%, tỷ lệ CASA cải thiện từ 22% lên mức hơn 23%. Về lợi nhuận dự kiến đạt 4.900 tỷ đồng, sát kế hoạch của cả năm. Lợi nhuận giảm nhẹ so với cùng kỳ khoảng 5% do cùng kỳ năm trước có khoản thu bất thường từ xử lý nợ, nếu loại trừ bỏ yếu tố bất thường của cùng kỳ thì quý I năm nay tăng trưởng 3%.

Về lãi suất, chủ tịch ngân hàng nhận định lãi suất sẽ ổn định ở mức thấp từ nay đến cuối năm. ACB dự kiến duy trì lãi suất cho vay thấp, như cho vay doanh nghiệp chỉ 4,9% trong khi cho vay cá nhân chỉ 6-8%/năm, rất hỗ trợ khách hàng.

Về dư nợ cho vay bất động sản, ACB không cho vay BĐS đầu tư mà cho vay người mua nhà, nợ xấu cũng thấp hơn nhiều mức thị trường chung, chỉ dưới 1%. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, ACB không đầu tư vào mảng này và thời gian tới cũng không có ý định làm.

Doanh số Banca năm 2023 có sụt giảm so với các năm trước nhưng vẫn giữ vị thế top đầu thị trường. Dự kiến năm nay ACB sẽ giữ mức như năm 2023 chứ không đặt mục tiêu tăng trưởng về Banca. "Chúng tôi tin rằng thị trường này sẽ lành mạnh hơn trong thời gian tới" - ông Huy nói.

Sau 6 năm gắn bó với Ngân hàng ACB, Whistle Investment Limited "dứt áo ra đi"

Sau khi đưa tỷ lệ sở hữu về 0% tại ACB, quỹ ngoại này dự thu về hơn 5.471 tỷ đồng...

ĐHĐCĐ ACB: Tăng vốn điều lệ lên 44.666 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 25% trong năm 2024

Sáng ngày 4/4, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Đại hội thông qua ...

"Rục rịch" trả cổ tức lên tới 50%, cổ phiếu RAL bất ngờ tăng kịch biên độ

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/4, cổ phiếu RAL tăng "kịch trần" lên vùng 134.300 đồng/cp, tương ứng mức tăng 6,93%.

Bá Tùng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục