Dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu toàn cầu đang có dấu hiệu chậm lại

(Banker.vn) Sau giai đoạn dòng tiền chảy ròng vào các quỹ cổ phiếu trên toàn cầu từ hồi tháng 6/2023, ở giai đoạn này, dòng tiền đã chậm lại, thậm chí rút ròng ở nhiều thị trường kể cả phát triển lẫn đang phát triển, cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư toàn cầu.

Bà Dương Kim Anh, Đồng Giám đốc đầu tư, Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết theo số liệu thống kê mới nhất, dòng vốn vào các quỹ cổ phiếu trên toàn cầu có hiện tượng rút ròng trong tháng 10, khoảng 17 tỷ USD, trong đó lượng rút ròng ở các thị trường phát triển khoảng 10 tỷ USD và các thị trường mới nổi khoảng 7 tỷ USD.

Dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu toàn cầu đang có dấu hiệu chậm lại
Ảnh minh họa

Riêng ở thị trường Mỹ vẫn có dòng tiền vào dương, tuy nhiên không đủ bù đắp lại lượng tiền bị rút ròng ở các thị trường châu Âu nên khi tổng hợp chung lại dẫn đến hiện tượng rút ròng ở cả thị trường phát triển.

Ở thị trường mới nổi, đặc biệt ở châu Á, sự quan tâm của nhà đầu tư vào các thị trường như Hàn Quốc hay Ấn Độ vẫn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, có lượng lớn tiền bị rút ròng khỏi thị trường Trung Quốc, khoảng hơn 2 tỷ USD, dẫn đến toàn bộ khu vực các thị trường mới nổi bị rút ròng.

Dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu toàn cầu đang có dấu hiệu chậm lại
Dù dài hạn hay ngắn hạn hơn trong năm 2024, tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn rất tốt

Lý giải nguyên nhân xu hướng thị trường đi ngược lại kỳ vọng khi lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đạt đỉnh, bà Dương Kim Anh cho rằng mỗi thị trường có một câu chuyện riêng. Ở thị trường châu Âu, tình hình kinh tế năm 2023 rất không tích cực khi tăng trưởng GDP quý III bị âm 0,1% và ước tính theo năm có thể chỉ tăng trưởng 0,1%. Bên cạnh đó Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn kiên định với mức lãi suất cao, chưa có tín hiệu sẽ giảm lãi suất trong thời gian tới, khiến nhà đầu tư thấy lo ngại hơn về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2024.

Với thị trường Mỹ, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng, dòng tiền vào dương nhưng cũng chậm lại so với trước, chủ yếu là do cuối tháng 9 Fed vẫn duy trì mức lãi suất cao vì chưa thực sự yên tâm lạm phát sẽ giảm.

Thêm vào đó, đầu tháng 10 lại nảy sinh xung đột ở khu vực Trung Đông khiến nhà đầu tư lo ngại hơn về sự bất định. Những yếu tố này đã đẩy lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ lên rất cao, có những thời điểm lên đến hơn 5%, gần như cao nhất lịch sử. Cho nên, có thể dòng tiền đã bị rút ra khỏi hoặc chậm lại đối với quỹ cổ phiếu và đẩy sang các quỹ trái phiếu của Mỹ.

Còn ở thị trường mới nổi như thị trường Trung Quốc, rõ ràng những kỳ vọng về nền kinh tế tăng trưởng cao trong năm sẽ không đạt được. Thêm vào đó, các vấn đề nan giải của thị trường bất động sản cũng làm cho nhà đầu tư lo ngại hơn và do đó cũng kích hoạt việc rút tiền ra khỏi các quỹ cổ phiếu của Trung Quốc trong tháng 10 vừa qua.

Thị giá tăng hơn 220% sau một năm, Chứng khoán VietCap huy động thêm 75 triệu USD

Ngày 21/11, Công ty CP Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) vừa gửi văn bản thông báo tới Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM và Ủy ...

Lợi suất kho bạc diễn biến trái chiều, DowJones duy trì sự tích cực trước kỳ nghỉ lễ

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục duy trì sự tích cực với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu công nghệ trong phiên giao ...

Chứng khoán SSI "rục rịch" kế hoạch phát hành gần 500 triệu cổ phiếu

Từ năm 2019 tới nay, SSI liên tục thực hiện các đợt tăng vốn quy mô lớn, theo đó, mức vốn hiện tại của công ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục