Nhận định chứng khoán ngày 27/3/2023: Đà hồi phục của VN-Index có dấu hiệu chững lại |
Thị trường chứng khoán ghi nhận sự phục hồi nhẹ trong tuần giao dịch 20-24/3. Diễn biến tuần qua xoay quanh thông tin Fed đã quyết định nâng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 4,75%-5%, tâm lý nhà đầu tư thể hiện sự thận trọng nhất định. Lực cầu xuất hiện sau khi VN-Index giảm dưới vùng điểm 1.020 đã giúp thị trường lấy lại được sắc xanh, phục hồi lên sát khu vực 1.050. VN-Index tăng gần 2 điểm để kết phiên cuối tuần tại mức 1.046,79 điểm. Thanh khoản sụt giảm gần 20% so với tuần trước, giá trị giao dịch trung bình trên HoSE chỉ đạt khoảng 10.000 tỷ đồng/phiên.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Về phía giao dịch của các nhóm nhà đầu tư trong nước, tổ chức nội đẩy mạnh bán ròng trong khi nhà đầu tư cá nhân và tự doanh có sự thay đổi vị thế giao dịch.
Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng quay lại mua ròng các đại diện thuộc nhóm xây dựng & vật liệu (241 tỷ đồng), bán lẻ (179 tỷ đồng), thực phẩm & đồ uống (162 tỷ đồng), dầu khí (105 tỷ đồng), …
Chiếm ưu thế hơn về số lượng, song giao dịch bên bán không có nhiều điểm nhấn khi không có ngành nào bị rút ròng trên 100 tỷ đồng. Trong đó, dòng hóa chất bị rút ròng mạnh nhất gần 61 tỷ đồng.
Áp lực bán đến từ nhà đầu tư cá nhân cũng duy trì tại các nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp, dịch vụ tài chính, bất động sản,... với giá trị thấp hơn.
Thống kê giao dịch theo từng cổ phiếu, VPB là cổ phiếu duy nhất ghi nhận giá trị giao dịch ròng trên 200 tỷ đồng.
Lực mua các cá nhân cũng tìm đến VCG của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) với giá trị 188,6 tỷ đồng. Giao dịch của nhà đầu tư cá nhân gần như đối ứng với lực xả của tổ chức trong nước
Dòng tiền các cá nhân trong nước cũng tìm đến các đại diện của nhóm vốn hóa lớn là MSN (156,9 tỷ đồng), MBB (125,1 tỷ đồng), VIB (103 tỷ đồng), VNM (93 tỷ đồng), MWG (78,3 tỷ đồng), ACB (69,8 tỷ đồng), PLX (63,1 tỷ đồng), … Theo sau, nhóm này mua ròng nhẹ hơn các cổ phiếu HDB, CTG, FRT, TCB,...
Tại chiều bán ròng, giao dịch vẫn tập trung mạnh nhất ở VHM với 196,9 tỷ đồng, đây cũng là mã duy nhất bị xả ròng trên 100 tỷ đồng trong tuần qua.
Kế tiếp, các cá nhân trong nước có động thái chốt lời 82,7 tỷ đồng cổ phiếu VCI trong bối cảnh mã này giữ giá khá tốt bất chấp nhịp điều chỉnh vừa qua của thị trường. Tuần qua, VCI tăng 5,4% lên 31.050 đồng/cp.
Cùng chiều, các cá nhân rút ròng khỏi một số đại diện như DCM (77,3 tỷ đồng), VCB (53,8 tỷ đồng), HSG (43,3 tỷ đồng), …
Giao dịch trái chiều với nhóm cá nhân trong nước, tổ chức nội bán ròng 1.025 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 693 tỷ.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 13/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm xây dựng và vật liệu. Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu dầu khí.
Giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước tuần qua không thật sự nối bật khi không mã nào hút ròng hơn 100 tỷ đồng. Cổ phiếu STB của Sacombank tiếp tục được tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất với 70,2 tỷ đồng.
Cùng chiều, dòng tiền nhóm này cũng thực hiện gom ròng PLX (41,2 tỷ đồng), E1VFVN30 (36,6 tỷ đồng), SBT (17,5 tỷ đồng), FPT (15,8 tỷ đồng).
Bên phía bán ròng, danh mục của tổ chức trong nước có sự góp mặt của VCG (208,1 tỷ đồng).
Mặc dù giải ngân vào STB, hai cổ phiếu ngân hàng nằm trong danh mục rút vốn gồm VIB (90,6 tỷ đồng) và VPB (80,8 tỷ đồng).
VASB và FiinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác Chương trình xếp hạng ESG cho các doanh nghiệp niêm yết ESG Scoring được kỳ vọng tạo ra nền tảng kết nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư nhằm giúp doanh nghiệp liên tục cải ... |
Phiên giao dịch ngày 27/3/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Nhận định chứng khoán ngày 27/3/2023: Đà hồi phục của VN-Index có dấu hiệu chững lại VN-Index có phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp cùng với khối lượng giao dịch vượt qua mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ... |
Anh Khôi (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|