Đồng Nai tìm nhà đầu tư cho dự án 293ha, tổng mức đầu tư 72.289 tỷ đồng

(Banker.vn) UBND tỉnh Đồng Nai vừa thông báo tìm nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa với tổng vốn hơn 72.289 tỷ đồng
Đồng Nai sẽ di dời các nhà máy ra khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 trước tháng 12/2025 Treo thưởng 2 tỷ đồng cho ý tưởng quy hoạch đô thị sân bay Long Thành xuất sắc Đồng Nai: Vì sao vốn đầu tư vào tỉnh tăng mạnh từ đầu năm 2024?

Dự án Khu đô thị Hiệp Hòa được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư vào cuối tháng 2/2023, có quy mô 293ha, nằm tại vị trí đắc địa khi nằm ở cửa ngõ trung tâm thành phố Biên Hòa, tiếp giáp 2 con sông Đồng Nai và sông Cái.

Theo quy hoạch, dự án gồm 2 loại hình nhà ở là thấp tầng (liền kề, biệt thự) và cao tầng (chung cư thương mại, nhà ở xã hội). Diện tích xây dựng nhà ở sẽ chiếm khoảng 20% tổng diện tích đất của dự án. Sau khi hoàn thành, quy mô dân số khu đô thị Hiệp Hòa khoảng 31.600 người.

Hiểm hoạ rình rập khi theo học tại Trung tâm đào tạo EAC
Khu vực các phường Quang Vinh, Trung Dũng, Hòa Bình, (TP Biên Hòa) - Ảnh minh họa, nguồn: baodongnai.com.vn

Tổng mức đầu tư dự kiến cho khu đô thị này 72.289 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư khoảng 16.700 tỷ đồng.

Về năng lực tài chính, tỉnh Đồng Nai yêu cầu vốn chủ sở hữu tối thiểu nhà đầu tư phải thu xếp là hơn 10.800 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở các số liệu tài chính của nhà đầu tư trong báo cáo tài chính của nhà đầu tư năm 2022 đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán và báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật đã được kiểm toán.

Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán trong khoảng thời gian kể từ thời điểm thành lập đến trước thời điểm đóng thầu hoặc báo cáo tài chính giữa niên độ tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đóng thầu.

Đối với nhà đầu tư liên danh, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh. Đồng thời, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh. Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu 15%.

Đồng Nai cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án trong thời gian 12 năm (từ 2023 đến 2035) và phân kỳ giai đoạn theo 5 dự án thành phần.

Được biết, trước đó, Đồng Nai cũng đã thông báo tìm nhà đầu tư dự án này lần đầu tiên vào cuối tháng 1/2024. Tuy nhiên, không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ đăng ký tham gia.

Đoàn Tuấn - Minh Quang

Theo: Báo Công Thương