Đơn hàng sụt giảm, Sợi Thế kỷ (STK) báo lãi giảm 67% trong quý III/2023

(Banker.vn) Sợi Thế kỷ (STK) cho biết, số lượng đơn hàng quý III/2023 sụt giảm mạnh ảnh hưởng đến doanh thu, đồng thời, giá bán bình quân cũng thấp hơn đáng kể so với quý III/2022
Đơn hàng sụt giảm, Sợi Thế kỷ (STK) báo lãi giảm 67% trong quý III/2023
Đơn hàng sụt giảm, Sợi Thế Kỷ (STK) báo lãi giảm 67% trong quý III/2023

Công ty CP Sợi Thế kỷ (HOSE: STK) cho biết, quý III/2023, doanh thu ghi nhận được 378 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, lợi nhuận gộp còn giảm đến 39%, dẫn tới biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 18% xuống 15% trong quý này.

Theo STK, nguyên nhân là vì số lượng đơn hàng sụt giảm ảnh hưởng đến doanh thu, đồng thời, giá bán bình quân cũng thấp hơn đáng kể so với quý III/2022.

Không chỉ hoạt động cốt lõi gặp khó, các chi phí của STK còn phát sinh tăng khá mạnh. Trong đó, chi phí tài chính tăng 45% lên 23 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 48% lên 7 tỷ đồng. Chỉ riêng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 6% xuống 15 tỷ đồng, tuy nhiên xét về giá trị tuyệt đối khá thấp, không giúp ích nhiều cho doanh nghiệp.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý III/2023 của STK chỉ đạt 17 tỷ đồng, giảm mạnh 67% so với cùng kỳ năm trước.

Đơn hàng sụt giảm, Sợi Thế kỷ (STK) báo lãi giảm 67% trong quý III/2023
Kết quả kinh doanh của sợi thế kỷ trong thời gian gần đây

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, STK ghi nhận doanh thu 1.073 tỷ đồng và lãi sau thuế 56 tỷ đồng, giảm lần lượt tương ứng 36% và 72% so với cùng kỳ. Như vậy, công ty đã thực hiện được 50% kế hoạch doanh thu, như chỉ được 22% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tại thời điểm 30/9/2023, tổng tài sản của STK đạt 2.426 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Biến động do khoản phải trả trước cho người bán ngắn hạn là 570 tỷ đồng, tăng 275% so với hồi đầu năm.

Hàng tồn kho ở mức 536,3 tỷ đồng, tăng 15%, trong đó, hàng thành phẩm ở mức 384 tỷ đồng, tăng 34% so với hồi đầu năm.

STK cũng ghi nhận hơn 9 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và 112 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn.

Bên cạnh đó, STK cũng đầu tư góp vốn vào công ty TNHH Dintsun Việt Nam (Dintsun).

Được biết, Dintsun được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số 2200764052 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp. Hiện công ty đã đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh lần 1 vào ngày 16/6/2022. Hoạt động chính theo giấy chứng nhận đăng ký là đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng. Hiện tại, tỷ lệ góp vốn của STK tại công ty này là 5%, tương ứng 13,8 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, nợ phải trả là 829 tỷ đồng, tăng 42% so với đầu năm, do phát sinh khoản vay dài hạn từ ngân hàng CTBC Bank Co,Ltd (Đài Loan) 165 tỷ đồng (đầu năm không ghi nhận). Trong khi đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ít có sự biến động ở mức 308 tỷ đồng.

Ngoài ra, STK còn có các khoản vay tín chấp từ ngân hàng được thực hiện nhằm mục đích bổ sung vốn nhu cầu vốn lưu động. Cụ thể:

Eximbank 133 tỷ đồng; Vietcombank 102 tỷ đồng; Ngân hàng SinoPac – Chi nhánh TPHCM 41 tỷ đồng và Ngân hàng Đại chúng TNHH KASIKORNBANK – Chi nhánh TP HCM 32 tỷ đồng.

Đơn hàng sụt giảm, Sợi Thế kỷ (STK) báo lãi giảm 67% trong quý III/2023
STK còn có các khoản vay tín chấp từ ngân hàng được thực hiện nhằm mục đích bổ sung vốn nhu cầu vốn lưu động

Mới đây, STK đã phát hành 12 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ thực hiện quyền là 100:15 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 15 cổ phiếu mới). Với gần 82 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Sợi Thế Kỷ cần phát hành 12 triệu cổ phiếu để trả cổ tức. Thời gian dự kiến phát hành là trong quý III.

Như vậy, sau khi phát hành cổ phiếu, tại thời điểm cuối tháng 9, STK có hơn 94 triệu cổ phiếu đang lưu hành.

Về kế hoạch năm 2023, lãnh đạo STK cho biết, ngành dệt may đối mặt với khó khăn kéo dài khi tình hình lạm phát tại các thị trường lớn như Mỹ, EU chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may như STK gặp nhiều khó khăn. Thiếu vắng đơn hàng và sự cạnh tranh về giá gay gắt đã khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành này đã mỏng nay còn mỏng hơn.

Tình hình xuất khẩu dệt may được kỳ vọng sẽ khả quan hơn vào quý IV/2023, khi các nền kinh tế lớn trên thế giới bớt dần khó khăn và mùa mua sắm cuối năm đến kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ là một điểm đến chính của các nhà nhập khẩu, các nhãn hàng lớn, thu hút bởi khả năng sản xuất – đi từ sợi, dệt, nhuộm đến may; cũng như sự ổn định chính trị và các ưu đãi thuế quan dựa trên các hiệp định thương mại đã ký - EVFTA, CPTPP, hiệp định RCEP, UKVFTA. Nhu cầu sợi trong nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng để đáp ứng các quy tắc xuất xứ nhằm hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTAs cũng như chiến lược “near shoring” của các thương hiệu.

Doanh nghiệp dệt may "đói" đơn hàng, cổ phiếu trên sàn "án binh bất động"

Đến nay, đa phần các doanh nghiệp dệt may đã công bố báo cáo tài chính ghi nhận doanh thu và lãi ròng đi lùi ...

Cổ phiếu ngành dệt may: Từ khó khăn đến cơ hội

Ngành dệt may Việt Nam đang trong giai đoạn đối mặt với nhiều khó khăn, thế nhưng các thuận lợi và cơ hội không phải ...

Ngành dệt may còn đó dư địa tăng trưởng?

SSI kỳ vọng các, doanh nghiệp dệt may sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng dương trong quý 4/2023. Tuy nhiên, SSI cho ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán