Được biết, sau khi thực hiện cải cách tiền lương, lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế; nhất là trong bối cảnh trải qua giai đoạn dịch COVID-19 đã cho thấy cần phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa.
Hình minh họa. |
Theo đó, sau khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sĩ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này.
Tại Nghị quyết 104/2023/QH15 cũng đã nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Điều này có nghĩa là, việc thực hiện cải cách tiền lương cũng đồng thời sẽ tăng lương hưu.
Hiện nay, việc tính lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo công thức quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Theo đó, mức lương hưu hàng tháng sẽ bằng Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội.
Do đó, khi mức tăng tiền lương tăng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội, mà mức tăng tiền lương của viên chức y tế, giáo dục sẽ được điều chỉnh cao nhất so với mặt bằng chung. Chính vì vậy, mức bình quân tiền lương tháng Bảo hiểm xã hội của viên chức nghỉ hưu thuộc hai ngành này cũng sẽ cao hơn và sẽ được hưởng mức tăng lương hưu cao nhất.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7/2024, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây cũng đã chỉ đạo chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Xây dựng thang bảng lương trên tinh thần lương mới phải cao hơn lương cũ.
Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện tổng thể cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng.
Lương tối thiểu vùng sẽ tăng cùng cải cách tiền lương từ 1/7/2024? Sau khi tham vấn ý kiến của các bộ, ngành và địa phương, Bộ LĐ-TB&XH vừa đề nghị Thủ tướng xem xét ban hành Nghị ... |
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội khu vực Nhà nước sẽ thay đổi sau ngày 1/7/2024 Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội tiếp ... |
Vân Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|