Lộ diện 3 ngân hàng “về đích” sớm, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng |
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà vừa đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tham dự “Hội nghị Kinh tế Toàn cầu tháng 11/2022” theo hình thức trực tuyến. Hội nghị do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế tổ chức. Ông Jerome Powell, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chủ trì.
Cụ thể, Hội nghị Kinh tế Toàn cầu tháng 11/2022 thảo luận về những tiến triển mới nhất của thị trường kinh tế và tài chính toàn cầu.
Tại cuộc họp, các Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW), Cơ quan Quản lý Tiền tệ thành viên Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đã chia sẻ, cập nhật về những diễn biến trong kinh tế vĩ mô và tài chính gần đây của quốc gia và khu vực, nhấn mạnh vào ảnh hưởng của tình trạng gián đoạn thị trường hàng hóa và những biện pháp chính sách của các NTHW.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tại “Hội nghị Kinh tế Toàn cầu tháng 11/2022” theo hình thức trực tuyến. |
Theo đó, triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục căng thẳng với điều kiện thị trường thắt chặt, thị trường năng lượng toàn cầu gián đoạn. Lạm phát tiếp tục duy trì ở mức cao, thậm chí nhiều nơi đã lên đến mức cao nhất trong lịch sử do giá năng lượng và thực phẩm tăng cao. Đa số các NHTW tiếp tục các chính sách thắt chặt trong bối cảnh một số Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài khóa nhằm kiểm soát giá cả.
Thị trường bất động sản trầm lắng, đặc biệt ở Trung Quốc. Thị trường lao động tiếp tục khó khăn, mặc dù có dấu hiệu phục hồi nhẹ. Trong khi đó, gián đoạn thị trường lương thực, thực phẩm và năng lượng ảnh hưởng đến cả tổng cung và cầu.
Theo đánh giá của các Thống đốc, gián đoạn thị trường hàng hóa lần này, đặc biệt là thị trường năng lượng và thực phẩm đã có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu, quy mô và mức độ tác động lớn hơn nhiều so với những lần tăng giá trước đây trong lịch sử, dẫn đến những biện pháp tài khóa mạnh mẽ hơn và đòi hỏi chính sách tiền tệ phải có những phản ứng phù hợp.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà chia sẻ, trong 10 tháng đầu năm 2022, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp kịp thời, phù hợp nhằm giảm thiểu tác động từ giá hàng hóa thế giới tăng cao tới lạm phát trong nước.
Đối với mặt hàng xăng dầu trong nước, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ giá như sử dụng hài hòa Quỹ Bình ổn giá, giảm thuế nhập khẩu, giảm thuế bảo vệ môi trường để hỗ trợ kiểm soát lạm phát.
Đối với mặt hàng lương thực thực phẩm, sản xuất nông nghiệp trong nước trong điều kiện thời tiết từ đầu năm tương đối thuận lợi kết hợp với các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ đã đảm bảo nguồn cung dồi dào và hỗ trợ kiểm soát mức tăng giá của nhóm lương thực, thực phẩm không quá cao, từ đó giảm áp lực lạm phát từ nhóm lương thực, thực phẩm.
Phó Thống đốc nhấn mạnh, trong bối cảnh các NHTW đang đối mặt với nhiều thách thức đan xen như hiện nay, việc chỉ sử dụng riêng chính sách tiền tệ là không đủ mà cần phải có sự điều hành đồng bộ cả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Trong đó, điều hành chính sách tiền tệ cần chủ động, thận trọng, thích ứng linh hoạt với diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ và sự vận động của kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế, đảm bảo thanh khoản và cung ứng đủ vốn cho phục hồi kinh tế, ổn định các thị trường tiền tệ, ngoại tệ hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Áp lực tăng lãi suất ngân hàng còn lớn Giữa xu thế tăng lãi suất của hàng loạt ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát, lãi suất huy động của Việt Nam ... |
Huy động tiền gửi không kỳ hạn bước vào chặng đua mới? Cùng với xu hướng tăng chung của lãi suất huy động, các ngân hàng sẽ khó có được giá vốn rẻ như trước kia bởi ... |
NHNN tiếp tục bơm thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt Lãi suất liên ngân hàng duy trì đà giảm trước động thái bơm ròng mạnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tuần trước. Về ... |
Phương Thảo
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|