Nơi kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp |
Doanh nhân trẻ - lực lượng “nòng cốt” trong phát triển kinh tế |
“Thực chất, trong điều kiện kinh tế mở như hiện nay, có rất nhiều cơ hội cho doanh nhân trẻ, nhưng tôi chọn ngành logistics một phần vì thấy tiềm năng rất lớn của Việt Nam nhưng ngành kinh doanh này vẫn chưa phát triển tương xứng, một phần thầy của mình GS.TS Đặng Đình Đào – người nặng tình với logistics, nặng lòng với nền kinh tế Việt” đã truyền cho tôi tình yêu với ngành. Đó là chia sẻ của doanh nhân trẻ Nguyễn Thái Bình – Chủ tịch Viện Ứng dụng Công nghệ AI và Thương mại số, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Việt Nam Life (Vietnamlife Group), Công ty Cổ phần Giao hàng hỏa tốc chia sẻ với báo chí nhân dịp đầu năm mới 2024.
Doanh nhân Nguyễn Thái Bình – Chủ tịch Viện Ứng dụng Công nghệ AI và Thương mại số |
Từ những trăn trở với dịch vụ thương mại
Nhiều năm dấn thân vào hoạt động kinh doanh thương mại, doanh nhân Nguyễn Thái Bình luôn dành sự quan tâm tới thương mại nông sản và logistics hàng nông sản. Ngoài tìm kiếm, mở rộng các đối tác, kết nối để tiêu thụ cho nông sản Việt Nam, sàn VNCop.vn (sàn thương mại điện tử) chuyên bán lẻ, bán buôn và xuất nhập khẩu nông sản, giúp đặc sản Việt Nam đến với khách hàng toàn cầu. Đồng thời ngoài mục tiêu hỗ trợ chủ thể xúc tiến thương mại thì VNCop.vn còn hỗ trợ các thủ tục, các hành lang pháp lý, dịch vụ logistics... để chủ thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi và với chi phí thấp nhất.
Cũng trong quá trình vận hành và nghiên cứu, anh nhận thấy Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành logistics và đây là ngành “Dịch vụ cơ sở hạ tầng” của nền kinh tế, đem lại nguồn lợi to lớn với quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững thời kỳ hội nhập, nhưng ngành logistics chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Để thương mại các ngành hàng phát triển thì trước hết ngành logistics phải đi đầu. Đặc biệt, trong Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01/04/2021 cũng đã xác định dịch vụ logistics cùng với dịch vụ du lịch, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ tài chính - ngân hàng là 4 ngành dịch vụ hàng đầu được ưu tiên phát triển đến năm 2050.
Hiện Việt Nam có khoảng hơn 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó chủ yếu tập trung ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu ở quy mô nhỏ, hơn 50% số đó là công ty TNHH một thành viên. Quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm, đóng góp 4-5% GDP. Chính vì là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên một mặt rất khó thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao làm việc, mặt khác hoạt động đơn lẻ, chủ yếu phục vụ từng phân khúc nhất định, thiếu sự kết nối xuyên suốt để cung cấp dịch vụ Logistics tích hợp, chưa tạo thành liên kết vùng, hạ tầng, công nghệ còn yếu kém. Đặc biệt nguồn nhân lực thiếu trầm trọng. Tất cả điều đó vừa là cản trở vừa là nguyên nhân đẩy chi phí dịch vụ logistics ở Việt Nam cao hơn so với nhiều nước. Đồng nghĩa với việc tăng giá cả hàng hóa khi ra thị trường, giảm sức cạnh tranh trong cả nội địa và nước ngoài. Đơn cử như chi phí cho logistics cho rau quả, gạo… khi xuất khẩu chiếm tới 30%, làm cho giá nông sản trong nước thực chất rất rẻ nhưng khi đến với thị trường nước ngoài lại cao so với các nước có hạ tầng logistics phát triển.
Để hiểu và tìm ra các giải pháp doanh nhân Nguyễn Thái Bình - Chủ tịch Viện Ứng dụng Công nghệ AI và Thương mại số, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Việt Nam Life mạnh dạn vận hành Công ty Cổ phần Giao hàng hỏa tốc, nghiên cứu tài liệu và tìm tới nhiều chuyên gia đầu ngành để tham vấn. Trong quá trình ấy anh gặp được GS.TS Đặng Đình Đào – Chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực logistics và sau đó Giáo sư cũng là người trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu sinh về lĩnh vực logistics cho anh.
Đến nhân duyên và khát vọng cống hiến cho ngành logictics
Giáo sư, tiến sỹ Đặng Đình Đào chia sẻ, bao năm nay tôi cống hiến cho ngành logistics, mong góp một phần nhỏ bé vào kinh tế Việt Nam, cũng trọn vẹn với ngành này, tôi thấy nguồn nhân lực ngành logistics hiện vẫn đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng, so với nhu cầu chỉ đáp ứng được 40%, nhất là đội ngũ có trình độ chuyên môn và kiến thức về ngành, nhất là những doanh nhân có chuyên môn trong ngành thì càng thiếu. Thế hệ chúng tôi đã có tuổi, chỉ mong có cơ hội trao truyền cho thế hệ trẻ tài năng. Vì vậy, khi gặp doanh nhân Nguyễn Thái Bình tôi nhận thấy tiềm năng và thật mừng cậu ấy giờ là học trò, đồng nghiệp của tôi. Việc vừa có kinh nghiệm thực tế trong điều hành doanh nghiệp, vừa được đào tạo bài bản, chuyên sâu, tôi tin học trò xuất sắc của tôi, người vừa có tâm, vừa có trí tuệ sẽ là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực này.
Hiện chúng tôi đang tập trung nghiên cứu giải pháp về kết nối vùng và chuỗi logistics.
Doanh nhân Nguyễn Thái Bình chia sẻ: Thực chất logistics là một chuỗi nhiều hoạt động trong quá trình cung ứng hàng hóa như: Đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hoàng hóa… nhưng hiện còn manh mún, cơ sở hạ tầng yếu, nhất là kho bãi còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Một vấn đề nữa là xuất khẩu hàng hóa chưa kết nối với đồng bộ, liên thông nên thường bị ùn tắc ở cửa khẩu. Chẳng hạn với Trung Quốc, tại các cửa khẩu hàng hóa xuất khẩu chính ngạch bị ùn tắc khiến nhiều chi phí gia tăng.
GS.TS Đặng Đình Đào người thầy doanh nhân Nguyễn Thái Bình hết mực kính trọng |
Năm 2014, Việt Nam chính thức mở cửa thị trường dịch vụ logistics cho các công ty nước ngoài vào đầu tư. Như vậy, ngoài đối diện với các thách thức về xây dựng phát triển ngành, các doanh nghiệp logistics nội địa còn chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Tôi chỉ mong các doanh nghiệp, các địa phương có tiềm năng ngồi lại cùng nhau, cùng hợp tác phát huy lợi thế của nhau, tạo liên kết, cung cấp dịch vụ logistics tích hợp có giá thành cạnh tranh nhất, doanh nhân Nguyễn Thái Bình chia sẻ về trăn trở về giải pháp phát triển ngành logistics. Tôi cũng hy vọng, hệ thống khuôn khổ pháp lý về logistics cũng sẽ được hoàn thiện hơn. Ngành có được chiến lược và quy hoạch phát triển dài hạn để nói như GS.TS Đặng Đình Đào là đưa logistics thành mạch máu phát triển cơ thể nền kinh tế, thực hiện được sứ mệnh của mình là bảo đảm cho mọi hoạt động kinh tế-xã hội diễn ra thường xuyên liên tục không bị gián đoạn.
Doanh nhân Nguyễn Thái Bình cũng nhấn mạnh, việc hình thành và phát triển loại hình bất động sản logistics Việt Nam – Trung tâm logistics, khu công nghiệp logistics, cụm logistics là rất cần thiết. Và trước hết việc sớm đưa vào vận hành các trung tâm logistics sẽ không chỉ kết nối các địa phương trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nâng cao vị thế cạnh tranh, phát huy tiềm năng thế mạnh, mà từ việc vận hành đó sẽ giúp các doanh nghiệp, các địa phương, thành phố tăng được nhiều nguồn thu cho ngân sách nhà nước, có hướng phát triển phù hợp trong bối cảnh mới, rút kinh nghiệm từ vận hành khai thác các khu công nghiệp logistics, các trung tâm logistics đó, tiến tới hình thành thị trường bất động sản logistics ở Việt Nam, để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư logistics từ các tập đoàn logistics nước ngoài và các doanh nghiệp logistics bản địa... Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trẻ, đặc biệt là thế hệ doanh nhân trẻ hoạt động, phát triển trong lĩnh vực logistics cũng là động lực để ngành logistics phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Cũng hy vọng nhiều bạn trẻ chọn ngành học mới nhưng nhiều tiềm năng này và các doanh nhân trẻ tích cực đóng góp cho ngành. Tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân cùng với sự dẫn dắt, chuyển giao của các GS.TS đầu ngành, các chuyên gia kinh nghiệm sẽ giúp ngành logistics tìm ra những giải pháp phát triển phù hợp.
Dù khó khăn nhưng dư địa phát triển ngành logistics Việt Nam còn rất lớn, tôi tin cơ hội cho thế hệ trẻ chúng tôi cũng còn rất nhiều, doanh nhân Nguyễn Thái Bình bày tỏ.
Doanh nhân Nguyễn Thái Bình – Chủ tịch Viện Ứng dụng Công nghệ AI và Thương mại số |
PV
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|