Doanh nghiệp Việt Nam tuần qua đón nhận nhiều tin vui với những thương vụ giá trị, nhưng cũng không ít tin buồn do ảnh hưởng của kết quả kinh doanh |
Nhân dịp chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhiều thương vụ, sáng kiến hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ đã được ký kết, là một phần của sự hiện thực hóa và thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia.
Trong lĩnh vực hàng không, đó là thoả thuận 7,8 tỷ USD giữa Vietnam Airlines và Boeing về việc bàn giao 50 chiếc máy bay thân hẹp 787 MAX trong giai đoạn 2027 – 2023. Trong khi đó, Vietjet Air nhận được khoản tài trợ 550 triệu USD từ Carlyle Aviation Partners (công ty thuộc Tập đoàn Tài chính Carlyle) để mua 200 chiếc Boeing 737 MAX.
Trong lĩnh vực công nghệ, “ông vua ngành chip” Nvidia và “gã khổng lồ” Microsoft sẽ hợp tác với các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam là FPT, Viettel và VinGroup để phát triển các dự án AI. Cùng với đó, các doanh nghiệp Mỹ cũng đầu tư xây dựng một loạt các nhà máy bán dẫn tại Việt Nam. Bên cạnh nhà máy 1,6 tỷ USD của Amkor và nhà máy 1,5 tỷ USD của Intel, các trung tâm thiết kế chip cũng sẽ được xây dựng, với sự tham gia của Marvell và Synopsys.
Ở chiều ngược lại, ác doanh nghiệp Việt cũng tăng đầu tư sang thị trường này. Chủ tịch FPT Trương Gia Bình ngày 11.9 cho biết kế hoạch đầu tư 100 triệu USD và gần 1.000 nhân lực tại Mỹ vào cuối năm nay và đề xuất chính phủ Mỹ nuôi dưỡng hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam. Với những khoản đầu tư liên tục, FPT kỳ vọng tạo ra hơn 3.000 việc làm năm 2028 và đạt doanh thu 1 tỉ USD từ thị trường Mỹ vào năm 2030.
Tập đoàn này cũng công bố hợp tác chiến lược toàn diện với LandingAI - công ty trong lĩnh vực thị giác máy và trí tuệ nhân tạo tại Silicon Valley (Mỹ) nhằm đẩy nhanh quá trình đưa AI vào đào tạo tại hệ thống giáo dục FPT Education.
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, VPBank đã nhận khoản vay song phương 300 triệu USD có kỳ hạn 7 năm từ Tập đoàn DFC. Một khoản vay tương tự 100 triệu USD cũng được DFC cấp cho TPBank.
Trong lĩnh vực năng lượng, Tập đoàn Công nghiệp Honewell của Mỹ sẽ cùng AMI AC Renewables của Việt Nam triển khai dự án thí điểm phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng pin đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Khánh Hòa.
Bên cạnh đó, Nobu Hospitality có trụ sở tại New York cũng sẽ thiết lập sự hiện diện đầu tiên tại Việt Nam với sự hợp tác của Bất động sản Bản Việt.
Chọn Indonesia làm điểm “xuất quân” cho công cuộc chinh phục thị trường châu Á, VinFast dự kiến sẽ rót 1,2 tỷ USD vào quốc gia này, khởi đầu bằng việc xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô điện trị giá 200 triệu USD.
Nhà máy này dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2026 với sản lượng khoảng 30.000 - 50.000 xe mỗi năm.
Đây sẽ là nhà máy thứ ba của VinFast, bên cạnh nhà máy chính ở thành phố Hải Phòng, Việt Nam và một nhà máy mới ở Bắc Carolina, Mỹ - dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2025.
Theo Bloomberg, VinFast dự định sẽ đưa 2 model là VF3 và VF5 “tấn công” thị trường này. Hãng tin này đánh giá, dòng xe VF3 hoàn toàn có thể trở thành đối thủ chính của Wuling Air EV, còn VF5 sẽ bổ sung thêm một lựa chọn giá mềm, kích thước nhỏ gọn cho việc di chuyển trong các khu vực đô thị vốn chật hẹp và thường xuyên tắc đường tại Indonesia.
Đáng chú ý, hãng xe điện Việt Nam còn có kế hoạch mở rộng thêm 7 thị trường nữa ở châu Á, Reuters cho hay. Hãng tin này cũng nói thêm, VinFast đã lên kế hoạch tăng cường hiện diện tại Ấn Độ, Malaysia, Trung Đông, châu Phi và khu vực Mỹ - Latinh. Còn tại châu Âu, hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ tiến hành “đánh chiếm” khu vực này khi xác định được từ 40 đến 50 thị trường tiềm năng.
Tại ĐHĐCĐ bất thường diễn ra vào ngày 15/9, ông Phan Đình Tuệ, thành viên HĐQT Bamboo Airways cho biết, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) đang xúc tiến các thủ tục xin cơ quan quản lý chấp thuận chủ trương đầu tư vào hãng hàng không này.
Theo ông Tuệ, với tư cách là đơn vị cấp tín dụng và tài trợ cho Bamboo Airways, ngân hàng của Chủ tịch Dương Công Minh rất quan tâm đến quá trình tái cấu trúc và kỳ vọng vào sự phát triển của hãng hàng không trẻ tuổi này. Sacombank cũng đã có chủ trương thống nhất về việc đầu tư vào Bamboo Airways, tuy nhiên, do là một định chế tài chính nên việc này được coi là đầu tư ngoài ngành. Do đó, Sacombank đang xúc tiến các thủ tục, xin sự chấp thuận từ cơ quan quản lý.
Đáng chú ý, cũng tại phiên họp này, ông Phan Đình Tuệ được bầu làm Phó chủ tịch thường trực HĐQT Bamboo Airways, thay cho ông Oshima Hideki vừa “rút lui”. Trước khi được trao cho sếp Nhật, vị trí này trước đó thuộc về ông Nguyễn Ngọc Trọng - một nhân sự gắn bó rất lâu với Bamboo Airways. Nên biết, trước khi tham gia HĐQT Bamboo Airways, ông Tuệ từng làm Phó tổng giám đốc Sacombank từ năm 2012 và hiện vẫn đang giữ vai trò thành viên HĐQT của nhà băng này.
Vừa qua, Tổng cục Thuế đã công bố danh sách 42 công ty nằm trong diện kiểm tra chuyên ngành năm 2023 với nhiều lĩnh vực. Theo đó, đây là những doanh nghiệp quy mô lớn, tiềm ẩn rủi ro về thuế như doanh thu, chi phí, lợi nhuận tăng, giảm đột biến…
Đáng chú ý, danh sách này ghi nhận sự xuất hiện của nhiều “ông lớn”.
Trong lĩnh vực bất động sản, Tổng cục Thuế đã “gọi tên” Tập đoàn GELEXIMCO - CTCP, Công ty CP Bitexco, Công ty CP BĐS Sơn Kim, Công ty CP BĐS toàn cầu (GP.INVEST), Công ty CP Đầu tư Hải Phát, Công ty CP Đầu tư địa ốc Vạn Phúc, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh địa ốc Đông Nam, Công ty CP BĐS Khải Hoàn Land…
Lĩnh vực xây dựng cũng xuất hiện khá nhiều “gương mặt” đình đám như Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng UNICONS, Công ty CP Tập đoàn CIENCO4, Công ty CP Fecon, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, Công ty CP Xây dựng Hợp Lực, Công ty CP Tư vấn xây dựng Điện 2…
Trong lĩnh vực dược, hóa mỹ phẩm, các đơn vị bị kiểm tra gồm có Công ty CP Dược phẩm Boston Việt Nam, Công ty TNHH Dược Hoa Linh, Công ty CP Dược phẩm OPC, Công ty TNHH Dược phẩm Khương Duy…
Trong các lĩnh vực khác như thực phẩm, dịch vụ…, có thể kể đến một số cái tên tiêu biểu như Công ty CP VINACAFE Biên Hòa, Công ty CP Sản xuất nhựa Duy Tân, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP HCM, Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, Công ty TNHH Long Hải, Công ty Chứng khoán Kỹ thương…
Danh sách cổ phiếu bị Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đưa vào diện cảnh bào từ ngày 21/9/2023 bao gồm: mã VMD của Dược phẩm Vimedimex, mã DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á, mã LEC của Bất động sản Điện lực Miền Trung và mã SJF của Đầu tư Sao Thái Dương. Thời gian các cổ phiếu bắt đầu vào diện cảnh báo là ngày 21/9/2023.
Theo HOSE, các doanh nghiệp trên đã chậm nộp báo cáo tài chính bán niên 2023 soát xét quá 15 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết bán hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Bên cạnh việc áp dụng hình thức xử phạt, HOSE cũng nhắc nhở và đề nghị các doanh nghiệp này khẩn trương công bố thông tin theo đúng quy định.
Ngoài ra, cổ phiếu EVM của Tập đoàn EverLand bị giữ nguyên diện cảnh báo theo do tổ chức kiểm toán có kết luận ngoài trừ đối với Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 của doanh nghiệp này.
Những yếu tố nào khiến VN-Index liên tục lùi bước trước ngưỡng cản? Sau nhịp hồi phục có phần hơi "vội", VN-Index đang chững lại rõ rệt trong hai phiên gần đây và điều chỉnh về 1.223 điểm. ... |
Việt Nam có nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư Theo các đại biểu, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, thúc đẩy phát ... |
Sacombank của Chủ tịch Dương Công Minh muốn đầu tư vào Bamboo Airways Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) của Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh đang xúc tiến các thủ tục xin cơ quan ... |
Hà Lê
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|