Ngày 5/12/2023, Công ty CP Xây dựng Coteccons (HOSE) đã thông qua chủ trương mua lại 100% vốn góp của một công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ điện. Tuy nhiên danh tính công ty và giá trị thương vụ vẫn chưa được tiết lộ.
Doanh nghiệp này cho hay, mục đích của giao dịch này nhằm mở rộng hoạt động của Coteccons và tạo sự đa dạng hóa cho hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện nay là xây dựng, đồng thời giúp tăng nguồn doanh thu cho Tập đoàn.
Gần 2 tháng trước đó, ngày 07/10/2023, Coteccons cũng đã ra quyết định thành lập công ty con Coteccons Constructions Inc để thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng, với mục tiêu chính là cung cấp dịch vụ xây dựng tại thị trường nước ngoài. Hình thức đầu tư ra nước ngoài bằng tiền mặt với nguồn vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu và không sử dụng vốn vay.
Báo cáo tài chính quý I niên độ 2023 – 2004 của Coteccons ghi nhận, tại thời điểm 30/9/2023, doanh nghiệp đang sở hữu 7 công ty con và chưa có doanh nghiệp nào ở nước ngoài.
Trong khi nhiều doanh nghiệp “tất bật” với các kế hoạch M&A để mở rộng hoạt động thì một số khác lại phải “ngậm ngùi” đóng cửa chi nhánh |
Ngày 6/12/2023, Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) đã ra nghị quyết HĐQT thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Dịch vụ cảng Lưu Nguyên Cái Mép. Theo đó, Xếp dỡ Hải An sẽ mua lại hơn 4,6 triệu cổ phần, tương đương 51,54% vốn điều lệ của Dịch vụ cảng Lưu Nguyên Cái Mép, qua đó trở thành công ty mẹ của doanh nghiệp logistics này.
Được biết, giá chuyển nhượng là hơn 124 tỷ đồng và thương vụ này sẽ được thực hiện ngay trong tháng 12, trước khi năm 2023 kết thúc.
Về Dịch vụ cảng Lưu Nguyên Cái Mép, theo tìm hiểu, doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 12/2020 với số vốn điều lệ ban đầu là 90 tỷ đồng, được góp bởi 4 cổ đông sáng lập gồm Công ty TNHH Xây dựng Lưu Nguyễn (90%), ông Lê Phong Hiếu (6%), ông Phạm Dũng (3%) và ông Nguyễn Hải Vân Chung (1%). Trong Lê Phong Hiếu (sinh năm 1971) là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Dịch vụ cảng Lưu Nguyên Cái Mép đặt trụ sở tại tổ 13, khu phố Thị Vải, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đăng ký hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực kho bãi và lưu giữ hàng hoá.
Về Xếp dỡ Hải An, báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 ghi nhận, tại thời điểm ngày 30/9/2023, doanh nghiệp đang sở hữu 6 công ty con và 2 công ty liên kết.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư ngành nước DNP (DNP Water) đã đăng ký mua vào gần 20,4 triệu cổ phiếu SII, tương đương 31,61% vốn điều lệ của Công ty CP Hạ tầng nước Sài Gòn (Saigon Water, UPCoM: SII). Giao dịch dự kiến được thực hiện trong thời gian từ ngày 11/12/2023 đến ngày 9/1/2024, nhằm mục đích tăng tỷ lệ sở hữu.
Hiện tại, DNP Water đang nắm giữ hơn 12 triệu cổ phiếu SII, tương đương 19% vốn điều lệ của Saigon Water. Như vậy, nếu giao dịch đường hoàn tất, số lượng cổ phiếu SII mà DNP Water nắm giữ sẽ được nâng lên mức 32,6 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 50,61%.
Với con số này, Saigon Water sẽ trở thành công ty con của DNP Water và được hợp nhất kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp này.
Tạm tính theo thị giá SII hiện tại là 21.000 đồng/cp, dự kiến, DNP Water sẽ phải chi khoảng 428 tỷ đồng để thâu tóm Saigon Water.
Đáng chú ý, giao dịch lần này sẽ được thực hiện theo hình thức thoả thuận và DNP Water sẽ mua cổ phiếu SII từ các cổ đông hiện hữu mà không phải chào công khai. Theo đó, các cổ đông sẽ chuyển quyền sở hữu cổ phần cho DNP Water là ông Phạm Quốc Khánh, ông Đặng Quang Nguyên, bà Đồng Diễm Nga My, Công ty CP Đầu tư T&D Việt Nam, Công ty CP Đầu tư và xây dựng TNG và Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (HOSE: CII).
Sau khi thâu tóm thành công Phốt Pho 6, Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) Hoá chất Đức Giang quyết định hợp nhất doanh nghiệp này vào một công ty con khác là Đức Giang Lào Cai.
Sau sáp nhập, vốn điều lệ của Đức Giang Lào Cai sẽ tăng thêm 363 tỷ đồng, từ mức 997,9 tỷ đồng lên 1.360,9 tỷ đồng, còn Phốt Pho 6 sẽ chấm dứt tồn tại. Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 ghi nhận, tại thời điểm ngày 30/9/2023, Hoá chất Đức Giang đang sở hữu 100% vốn điều lệ tại Phốt Pho 6 và 100% vốn điều lệ tại Đức Giang Lào Cai. Như vậy, về cơ bản, quyết định sáp nhập nói trên của Hoá chất Đức Giang là sự sắp xếp lại sở hữu tại các đơn vị thành viên.
Cần biết, Phốt Pho 6 là “nhân vật chính” trong thương vụ M&A lớn nhất ngành hoá chất Việt Nam từ đầu năm đến nay. Theo tìm hiểu, doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 4/2023 theo mô hình công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 363 tỷ đồng, đặt trụ sở tại Lô B24, B24A, Khu công nghiệp Tằng Loỏng, thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Mặc dù thành lập chưa lâu nhưng doanh nghiệp này hiện đang sở hữu 01 lò phốt pho vàng với công suất 9.800 tấn/năm đã đi vào hoạt động từ năm 2014 với doanh thu lên tới 600 tỷ đồng mỗi năm.
Theo Hóa chất Đức Giang cho biết, thương vụ M&A này sẽ tạo chuỗi sản phẩm chế biến sâu cho các sản phẩm H3PO4, Sodium Tripoly Phosphate – STPP (Na5P3O10)…, ổn định thị trường xuất khẩu phốt pho và tăng doanh thu và lợi nhuận cho Tập đoàn.
Trong khi đó, cũng vào ngày 5/12/2023, Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HOSE: HNG) quyết định chấm dứt hoạt động đối với Chi nhánh chế biến hoa quả có trụ sở tại số 15 Trường Chinh, phường Phù Đổng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Quyết định này diễn ra tronng bối cảnh doanh nghiệp đã thua lỗ quý thứ 11 liên tiếp. Cụ thể, kết thúc quý III/2023, HAGL Agrico ghi nhận doanh thu đạt 159 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn, dẫn tới lỗ gộp 100 tỷ đồng. Dù vậy, kết quả này đã cải thiện so với mức lỗ 182 tỷ ghi nhận hồi quý III/2022.
Mặc dù chi phí tài chính được tiết giảm mạnh mẽ, chi phí bán hàng và quản lý vẫn duy trì ở mức thấp nhưng sau cùng, doanh nghiệp vẫn lỗ 199 tỷ đồng, xác lập chuỗi 11 quý thua lỗ liên tiếp. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của HAGL Agrico đạt mức 438 tỷ đồng, giảm 21%. Doanh nghiệp lỗ sau thuế 446 tỷ đồng, cải thiện mạnh mẽ với mức lỗ 1.085 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Từ ngày 6/12, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã chấm dứt hoạt động của 6 phòng giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: phòng giao dịch Thị Nghè chi nhánh Tân Định, phòng giao dịch Hiệp Thành chi nhánh Hóc Môn, phòng giao dịch An Hội chi nhánh Hóc Môn, phòng giao dịch Lũy Bán Tích chi nhánh Thống Nhất.
Trước đó, SCB chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch Bảy Hiền chi nhánh Thống Nhất và phòng giao dịch Nguyễn Thông chi nhánh Phạm Ngọc Thạch từ ngày 2/12.
Trong tháng 10 và 11, SCB đã thông báo đóng cửa 21 phòng giao dịch tại Đồng Nai, Đà Nẵng, Gia Lai, Long An, TPHCM và Hà Nội.
Như vậy, từ đầu tháng 6 đến nay SCB đã thông báo đóng cửa 39 phòng giao dịch tại 9 tỉnh thành, gồm: 27 phòng giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, 5 phòng giao dịch tại Hà Nội, 1 phòng giao dịch tại Hải Phòng, 1 phòng giao dịch tại Nghệ An, 1 phòng giao dịch tại Bình Định, 1 phòng giao dịch tại Đồng Nai, 1 phòng giao dịch tại Đà Nẵng, 1 phòng giao dịch tại Gia Lai và 1 phòng giao dịch tại Long An.
Đạm Cà Mau (DCM) toan tính gì khi bất ngờ lấn sân sang mảng quảng cáo? Thay vì chi tiền cho hoạt động quảng cáo như những các doanh nghiệp sản xuất khác, Đạm Cà Mau lại muốn kiếm thêm thu ... |
Xếp dỡ Hải An (HAH) xuống tiền thâu tóm một doanh nghiệp logistics trước thềm năm mới Xếp dỡ Hải An sẽ chi 120 tỷ cho 51,54% vốn điều lệ của Dịch vụ Lưu Nguyên Cái Mép – một doanh nghiệp logistics ... |
Hoàng Quân Cần Thơ – doanh nghiệp do Hoàng Quân Group nắm giữ 39% vốn điều lệ, đã xây dựng hai khu dân cư trên ... |
Hà Lê
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|