Doanh nghiệp da giày cần chuẩn bị gì khi áp dụng cơ chế CBAM vào năm 2030?

(Banker.vn) Là một trong những sản phẩm có phát thải lớn trong quá trình sản xuất, do vậy giày dép cũng là một trong những đối tượng chịu tác động từ CBAM.
Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA? Tháng 9/2023, xuất khẩu giầy dép các loại của Việt Nam thu về hơn 1,33 tỷ USD

Doanh nghiệp cần chuẩn bị sớm

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon CBAM là một chính sách thuộc Thỏa thuận xanh châu Âu, là chiến lược tăng trưởng mới của EU nhằm xây dựng một xã hội công bằng và thịnh vượng, thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở một nền kinh tế sạch và bền vững.

CBAM kỳ vọng sẽ giúp EU giảm phát thải carbon ít nhất 55% vào năm 2030 so với mức năm 1990. Cơ chế này xây dựng dựa trên sự minh bạch về thông tin, sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ về phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu, mà sẽ tác động trực tiếp tới chuỗi cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp. Từ ngày 01/10/2023, CBAM thực hiện áp dụng thí điểm cho giai đoạn chuyển tiếp và dự kiến sẽ thực hiện đầy đủ từ năm 2026.

Việc ban hành CBAM hiểu một cách đơn giản nhất là một chính sách thương mại về môi trường bao gồm các khoản thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

3645-cvd-0125
Đến năm 2030, có khả năng CBAM sẽ được áp dụng cho sản phẩm giày dép. Ảnh Cấn Dũng

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, giày dép là ngành được đánh giá trong quá trình sản xuất gây ra phát thải lớn, do vậy cũng nằm trong số đối tượng chịu tác động từ CBAM. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam khoảng 6 tỷ euro mỗi năm việc chuẩn bị để thay đổi và ứng phó với quy định này là cần thiết với ngành.

Việc thay đổi không chỉ đơn giản là 1 phần trong quá trình sản xuất mà gần như phải thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất của toàn bộ nhà máy. Để làm được điều này, đầu tiên doanh nghiệp phải tìm hiểu cặn kẽ thông tin, quy trình để đáp ứng và tuân thủ CBAM. Cùng đó, cần chuẩn bị sẵn nguồn lực lớn về con người và công nghệ, tài chính để tiến tới đáp ứng CBAM.

Sau năm 2030 khả năng cao CBAM sẽ được áp dụng cho các mặt hàng giày dép xuất khẩuo EU, chúng ta chỉ còn 5-7 năm nữa để chuẩn bị. Việc chuẩn bị này không thể một sớm một chiều, doanh nghiệp cần bắt tay thực hiện ngay từ bây giờ”, bà Xuân nhấn mạnh.

Tận dụng các cơ hội phục hồi xuất khẩu

Bên cạnh việc cần chuẩn bị sớm các điều kiện đáp ứng CBAM nhằm giữ thị phần tại thị trường EU, bà Phan Thị Thanh Xuân cũng cho hay, việc sản xuất theo mô hình phát triển bền vững đã được doanh nghiệp da giày trong nước thực hiện theo các yêu cầu của khách hàng trong một thời gian dài, tuy nhiên đó mới chỉ là sự tự nguyện. Hiện, những quy định này dần trở thành bắt buộc tại những thị trường nhập khẩu lớn của ngành như EU, Mỹ…

Thách thức khi tuân thủ các quy định này là rất rõ ràng khi doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều hoạt động nhằm nâng cấp năng lực nội tại. Việc nâng cấp phải từ công nghệ, quản lý, cùng đó chi phí đầu vào ngày càng tăng trong khi chi phí đầu ra tăng rất thấp, đó là sức ép cực kỳ lớn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một thế giới cạnh tranh bình đẳng nếu chúng ta muốn tham gia thành công vào chuỗi cung ứng bắt buộc phải tuân thủ.

Cũng theo lãnh đạo Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam, năm 2024, theo phân tích của nhiều chuyên gia, các nền kinh tế lớn cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành da giày Việt Nam có khởi sắc. Bên cạnh đó, Việt Nam có một số lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các quốc gia sản xuất, xuất khẩu mặt hàng giày dép, túi xách khác.

Cụ thể, 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết với lộ trình giảm thuế ngắn tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp da giày trong nước phát triển thị trường; chất lượng nguồn lao động tốt với kỹ năng hơn 30 năm sản xuất giày dép cùng uy tín thương hiệu giày dép made in Việt Nam đã được khẳng định.

Những yếu tố trên, giúp ngành da giày Việt Nam có cơ sở để cải thiện kim ngạch lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu. Theo đó, trong năm 2024 bên cạnh thị trường có các FTA, ngành da giày Việt Nam tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá thị trường, cùng đó chú trọng duy trì thị trường truyền thống như Mỹ, EU bởi sức mua và dung lượng lớn.

Về phân khúc sản phẩm, Việt Nam được đánh giá có thể sản xuất được những sản phẩm giày dép có chất lượng từ trung bình trở lên và sản phẩm có độ khó cao. Trong thời gian tới, ngành không định hướng sản xuất sản phẩm có giá trị thấp bởi lợi nhuận thấp, lãng phí nguồn lực mà tiếp tục tập trung vào phân khúc sản phẩm trung và cao cấp.

Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày năm 2023 giảm khoảng 10% so với năm trước, đạt gần 24 tỷ USD, đây vẫn là con số khá khả quan so với tình hình thị trường và thực tế sản xuất quá khó khăn của doanh nghiệp. Đối với thị trường xuất khẩu, ngành da giày vẫn tập trung vào 5 thị trường chính: Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 35%, tiếp đến là EU 26%, Nhật Bản và Hàn Quốc. Riêng thị trường Trung Quốc hiện chiếm 9% tỷ trọng và kim ngạch ngày một lớn. Thị trường này giúp ngành da giày có dư địa cho tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2024.

Hải Linh

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục