Đến cuối năm 2021, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế đạt gần 13.000 tỷ USD

(Banker.vn) (thitruongtaichinhtiente.vn) - Ngày 31/3/2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố dữ liệu cập nhật về tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế.

Dữ liệu này được tổng hợp từ 149 báo cáo của các quốc gia thành viên IMF và một số quốc gia khác, các tổ chức nắm giữ dự trữ ngoại hối quốc tế. Dữ liệu được thu thập theo ba nhóm: toàn thế giới, các nước phát triển, các nước đang phát triển và mới nổi. Tại mỗi nhóm quốc gia, dự trữ phân bổ bao gồm những đồng tiền dự trữ truyền thống (USD, EUR, GBP, JPY, CHF) và một số đồng tiền khác.

Cơ cấu dữ trữ ngoại hối quốc tế quy đổi sang USD                                                                  (tỷ USD)

 

Quý IV/2020-Quý III/2021

Quý IV/2021

 

Quý IV/20

Quý I/21

Quý II/21

Quý III/21

Giá trị

Tỷ trọng %

Tổng dự trữ ngoại hối

12.705,67

12.582,14

12.812,12

12.831,20

12.937,27

-

Dự trữ đã phân bổ

11.864,53

11.730,64

11.946,28

11.970,53

12.050,53

100,00

USD

6.990,97

6.971,79

7.070,33

7.087,77

7.087,14

58,81

EUR

2.526,41

2.404, 80

2.458,88

2.462,44

2.486,88

20,64

Nhân dân tệ (CNY)

271,60

293,32

314,81

320,15

336,10

2,79

Yên Nhật (JPY)

715,35

686,30

672,20

681,42

671,77

5,57

Bảng Anh (GBP)

561,39

554,28

560,90

561,66

576,22

4,78

Dollar Australia

216,87

214,89

218,44

214,26

218,02

1,81

Dollar Canada

246,57

250,01

270,01

264,29

286,93

2,38

Franc Thụy Sỹ

20,74

19,44

23,13

23,77

24,51

0,20

Một số đồng tiền khác

314,63

335,82

357,57

354,77

362,96

3,01

Dự trữ chưa phân bổ

841,14

851,50

865,83

860,67

886,73

-

Nguồn: IMF tháng 3/2022

Tính đến cuối quý IV/2021, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế đạt trên 12.937 tỷ USD, tăng khoảng 110 tỷ USD so với quý trước đó. Tương tự, dự trữ đã phân bổ đạt trên 12.050 tỷ USD (tăng 80 tỷ USD), chiếm gần 93,15% tổng dự trữ ngoại hối quốc tế. Trong giá trị dự trữ đã phân bổ, dự trữ dưới dạng USD đạt trên 7.081 tỷ USD, giảm từ tỷ trọng 59,15% trong quý trước xuống 58,81%, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với đồng EUR - đồng tiền dự trữ thứ hai - đồng tiền này chiếm tỷ trọng 20,64% trong tổng dự trữ ngoại hối đã phân bổ (quý trước đó chiếm 20,48%). Cùng với USD, tỷ trọng đồng Bảng Anh (GBP) và đồng Yên Nhật (JPY) lần lượt giảm 0.09% và 0,26% so với quý trước xuống 4,78% và 5,57%. Tỷ trọng đồng Nhân dân tệ (CNY) tăng lên 2,97% từ 2,66% trong quý trước, tỷ trọng đô la Australia (AUD) không thay đổi (1,81%), và tỷ trọng đô la Canada (CAD) tiếp tục tăng lên 2,38% từ 2,9% trong quý trước đó. Tỷ trọng franc Thụy Sỹ (CHF) tăng 0,03% lên 0,2%, những đồng tiền còn lại tiếp tục tăng nhẹ so với quý trước đó, cả về giá trị và tỷ trọng.

Theo thống kê do Wikipedia cập nhật, top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đang có dự trữ ngoại tệ và vàng lớn nhất thế giới bao gồm: Trung Quốc (3.397,393 tỷ USD, dữ liệu tháng 02/2022); Nhật Bản (1.384,573 tỷ USD, dữ liệu ngày 28/02/2022); Thụy Sỹ (1.101,38 tỷ USD, dữ liệu tháng 02/2022); Ấn Độ (617,648 tỷ USD, dữ liệu ngày 25/03/2022); CHLB Nga (604,400 tỷ USD, dữ liệu ngày 25/03/2022); Đài Loan (548,408 tỷ USD), dữ liệu tháng 01/2022); Hồng Kông (491,083 tỷ USD, dữ liệu ngày 28/02/2022); Hàn Quốc (461,5 tỷ USD, dữ liệu tháng 01/2022); Arập Xê út (455,085 tỷ USD, dữ liệu tháng 12/2021); Singapore (426,633 tỷ USD, dữ liệu tháng 02/2022).

Trong bảng thống kê của Wikipedia, dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng tăng dần và đạt trên 110 tỷ USD, xếp thứ 28 trong bảng thống kê.

Theo nhận định của lãnh đạo IMF, các lệnh trừng phạt tài chính đối với CHLB Nga sẽ đe dọa sức mạnh của USD, trầm trọng thêm xu hướng sụt giảm tỷ trọng của đồng tiền này trong cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc tế.

Mặc dù USD tiếp tục là đồng tiền chủ đạo trên thế giới trong những năm tới đây, nhưng ngân hàng trung ương (NHTW) các nước sẽ cân nhắc tiếp tục đa dạng hóa dự trữ ngoại hối theo hướng tích trữ những đồng tiền sử dụng thường xuyên trong thương mại và vay nợ nước ngoài, góp phần hạn chế tác động tiêu cực bắt nguồn từ những biến động kinh tế - chính trị trên thế giới. Động thái sử dụng thêm một số đồng tiền khác trong thương mại toàn cầu sẽ khiến tài sản dự trữ của các NHTW phân mảng mạnh hơn, và xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra.

Sau khi bị Mỹ trừng phạt vì sử dụng vũ lực sáp nhập Bán đảo Crimea (lãnh thổ của Ukraina) vào năm 2014, CHLB Nga đã tăng cường các nỗ lực giảm dần mức độ phụ thuộc vào USD. Tuy nhiên, USD vẫn chiếm khoảng 20% dự trữ ngoại hối của quốc gia này.

Tương tự, Trung Quốc cũng đã tập trung nhiều nguồn lực để đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa CNY từ nhiều năm nay, chủ yếu là qua đặc khu kinh tế Hồng Kông, song đồng tiền này mới chỉ chiếm 3% trong tổng giá trị thanh toán toàn cầu, quá thấp so với tỷ trọng 40% của USD.

Mỹ vẫn là cái tên hấp dẫn với phần còn lại của thế giới, với thị trường chứng khoán lớn nhất và có thanh khoản cao nhất toàn cầu, tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn FDI toàn cầu trong năm 2021 tăng 77% lên gần 1.650 tỷ USD, riêng dòng vốn FDI vào Mỹ tăng 114% lên 323 tỷ USD.

Nguồn: IMF; Wikipedia

Theo:
    Bài cùng chuyên mục