Điện mừng Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 236 của Australia

(Banker.vn) Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 236 của Australia, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính,Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện mừng.
Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu Hiệp định RCEP: Mở ra cơ hội gia tăng xuất khẩu thuỷ sản sang Australia Khảo sát, giao dịch thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thị trường Australia

Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 236 của Australia, ngày 26/1/2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện mừng đến Toàn quyền David Hurley; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng đến Thủ tướng Anthony Albanese; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện mừng đến Chủ tịch Thượng viện Sue Lines và Chủ tịch Hạ viện Milton Dick.

Điện mừng Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 236 của Australia
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Toàn quyền Australia David Hurley. Ảnh: TTXVN

Năm 2023, Việt Nam và Australia kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và tiếp tục duy trì quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập từ năm 2018.

Hiện nay, Việt Nam và Australia đều là thành viên của một số hiệp định thương mại tự do toàn diện, trong đó có Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Thương mại song phương Việt Nam - Australia trong những năm gần đây đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều ước đạt 13,9 tỷ USD, giảm gần 12% so với năm 2022 do tác động của bối cảnh chung của thương mại toàn cầu, kết quả nay đưa Australia trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Việt Nam.

Về đầu tư, hiện nay Australia là đối tác đầu tư lớn 16 của Việt Nam với 610 dự án, tương đương 2,02 tỷ USD. Việt Nam hiện cũng đầu tư vào Australia khoảng 850 triệu AUD (tương đương 550 triệu USD); chủ yếu là từ Tập đoàn Hòa Phát (khoáng sản) và Tập đoàn TH (chăn nuôi).

Về cơ cấu sản phẩm, Việt Nam xuất khẩu sang Australia các mặt hàng như thủy sản, máy móc linh kiện, gỗ, nông sản… Theo đó, hiện Australia đang là nhập khẩu thủy sản lớn thứ 6 của Việt Nam, Việt Nam là nhà cung cấp mặt hàng thủy sản ngoại nhập số 1 của Australia (chiếm 23% thị phần). Hạt điều Việt Nam cũng là nhà cung cấp số 1 cho Australia đối với hạt điều (99%) và hạt tiêu (gần 30%).

Đặc biệt, Australia đang là nước nhập khẩu đồ gỗ nội thất lớn thứ 9 thế giới trong năm 2022 và đang gia tăng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á; trong đó, Việt Nam, Malaysia và Indonesia là các nước đang đứng đầu. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Australia tăng 11% trong năm 2022, đạt 187,9 triệu USD. Ngoài ra, về dày dép, xuất khẩu sang Australia đạt 438,6 triệu USD, tăng 41,6% (2022) hay dệt may cũng đạt 449,7 triệu USD; tăng 27,4% (2022).

Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Australia các nguyên phụ liệu dệt may, da giày, than đá, quặng sắt; sữa và các sản phẩm từ sữa, lúa mỳ… Đặc biệt, nhu cầu nhập khẩu bông từ Australia rất lớn để phục vụ sản xuất may mặc nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính. Việt Nam đã và đang mua bông từ Australia, nhưng vẫn còn có thể mua nhiều hơn nữa khi xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng mạnh.

Thời gian qua, Việt Nam - Australia cũng thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới như ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng đang được quan tâm thúc đẩy; trong đó có gói hỗ trợ 105 triệu đô la Australia (AUD) Australia dành cho Việt Nam để xây dựng cơ sở hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển năng lượng sạch.

Hiện nay, hai nước cũng đang thúc đẩy nâng cấp quan hệ ngoại giao lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là động lực hỗ trợ quan trọng cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Hoàng Giang

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục