Điện máy Trần Anh chính thức bị "khai tử" sau 6 năm Thế giới Di động (MWG) thâu tóm

(Banker.vn) Thế giới Di động quyết định giải thể công ty con Điện máy Trần Anh sau 6 năm thâu tóm, đây là chuỗi điện máy từng nổi tiếng một thời tại thị trường miền Bắc. Mục đích giải thể được Thế giới Di động đưa ra là nhằm tối ưu hóa hoạt động vận hành.

Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) công bố nghị quyết HĐQT ngày 19/8/2024 về việc giải thể công ty con – Công ty CP Thế giới số Trần Anh (Điện máy Trần Anh). Lý do giải thể là tái cơ cấu công ty con nhằm tối ưu việc vận hành. Theo đó, Điện máy Trần Anh chính thức bị khai tử sau 6 năm về tay Thế giới Di động.

Điện máy Trần Anh chính thức bị
Trước Điện máy Trần Anh, Thế giới Di động đã giải thể 2 công ty con, là Công ty cổ phần 4KFarm và Công ty cổ phần Logistics Toàn Tín.

Được biết, Công ty CP Thế giới số Trần Anh tiền thân là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh, được thành lập từ năm 2002. Đây từng là nhà phân phối hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị tin học và điện máy tại thị trường miền Bắc. Giai đoạn 2007 - 2017, doanh thu của công ty này tăng trưởng đều đặn và đạt mức kỷ lục hơn 4.000 tỷ đồng vào năm 2016.

Mức lợi nhuận cao nhất của Điện máy Trần Anh là 60 tỷ đồng, vào năm 2011. Tuy nhiên do mở rộng quy mô quá nhanh nên những năm sau đó lợi nhuận của doanh nghiệp này dần bị thu hẹp và công ty thua lỗ hơn 60 tỷ đồng trong năm 2017.

Đầu năm 2018, Thế giới Di động chính thức thâu tóm Điện máy Trần Anh với việc liên tục mua lại cổ phần nhỏ lẻ để nâng tỷ lệ sở hữu lên tới 99,3% vốn điều lệ của Điện máy Trần Anh, Tại thời điểm bị Thế giới Di động thâu tóm, Điện máy Trần Anh đang sở hữu hệ thống hơn 30 siêu thị và nắm khoảng 17% thị phần khu vực phía Bắc.

Sau khi về tay Thế giới Di động, Điện máy Trần Anh chuyển đổi mô hình kinh doanh sang hình thức hợp tác với Thế giới Di động, thông qua việc ghi nhận doanh thu là cho thuê mặt bằng, văn phòng, tài sản và thương hiệu. Hàng tồn kho không còn được ghi nhận và tài sản chủ yếu là tiền gửi tại ngân hàng để lấy lãi hằng năm.

Từ năm 2019 đến năm 2022, những năm cuối cùng công bố báo cáo tài chính, Điện máy Trần Anh chỉ thu khoảng hơn 100 tỷ đồng từ việc bán hàng, chi phí bán hàng và quản lý không còn phát sinh. Lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu đến từ hoạt động tài chính với hơn chục tỷ đồng mỗi năm.

Trước đó, Điện máy Trần Anh từng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2010 với mã TAG nhưng đến năm 2018 thì bị hủy niêm yết. Sau đó, TAG được chuyển sang giao dịch trên UPCoM, rồi bị hủy tư cách công ty đại chúng từ tháng 10/2022 do cơ cấu cổ đông không đáp ứng quy định của pháp luật.

Trước Điện máy Trần Anh, Thế giới Di động đã giải thể 2 công ty con, là Công ty cổ phần 4KFarm và Công ty cổ phần Logistics Toàn Tín.

Việc này nằm trong chiến lược tái cấu trúc, "giảm lượng tăng chất" đối với nhiều mảng kinh doanh nhỏ lẻ. Thế giới Di Động đã tiến hành đẩy mạnh các hoạt động tái cấu trúc từ giữa năm 2023 để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận trong bối cảnh kinh doanh gặp khó khăn. Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, chuỗi Thế giới Di động (bao gồm Topzone) còn 1.046 cửa hàng, giảm 24 cửa hàng so với cuối tháng 5/2024 và giảm 134 cửa hàng so với thời điểm cuối tháng 6/2023. Chuỗi Điện máy Xanh cũng giảm 196 cửa hàng so với cuối tháng 6/2023, còn 2.093 cửa hàng.

Với chuỗi nhà thuốc An Khang liên tục thua lỗ, Thế giới Di động cũng đang thu hẹp quy mô. Riêng trong tháng 6/2024, 45 nhà thuốc đã đóng cửa, đưa số lượng xuống còn 481 cửa hàng. Theo chia sẻ của ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO chuỗi nhà thuốc An Khang tại cuộc họp nhà đầu tư của Thế giới Di động diễn ra cuối tuần trước, số lượng nhà thuốc cuối năm 2024 dự kiến sẽ còn khoảng 300 cửa hàng.

Thế giới Di động (MWG) giảm vốn điều lệ khi hủy hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ

Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) vừa công bố báo cáo giảm vốn điều lệ công ty.

"Của để dành" còn hơn 9 nghìn tỷ, Thế giới Di động (MWG) sắp "phát quà" cho cổ đông bằng tiền mặt

Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) vừa công bố thông tin liên quan đến việc chi trả cổ tức tiền ...

Phạm Hường

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục