VCI khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu ACV
VCI khuyến nghị KHẢ QUAN nhưng điều chỉnh giảm 7% giá mục tiêu cho Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) do VCI điều chỉnh giảm 10%/11% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS lần lượt cho các năm 20242025 (không bao gồm đóng góp từ tài sản hàng không do Nhà nước đầu tư), được bù đắp một phần do VCI cập nhật mô hình định giá từ giữa năm 2024 sang cuối năm 2024.
Tong quý 3, ACV báo lãi 2.729 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Đây cũng là quý có mức lợi nhuận cao nhất của ACV kể từ sau đại dịch Covid19. Giải trình về kết quả này, ACV cho biết kết quả kinh doanh khởi sắc đến từ việc thị trường hàng không quốc tế hồi phục. Mặc dù vậy cổ phiếu ACV đã không thoát khỏi xu hướng chung của thị trường, thống kê với việc đón nhận 5 phiên giảm điểm, tính chung cả tuần giá cổ phiếu ACV giảm 3.600 đồng (4,96%) từ mức 72.600 đồng/cp xuống mức 69.000 đồng/cp.
FSC khuyến nghị mua cổ phiếu LAS
Đồ thị giá của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX: LAS) có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá có thể sẽ tiếp nối đà tăng trong những phiên giao dịch tới và sớm vượt mức kháng cự 14.50. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của LAS cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.
Trong tuần qua, thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng giá, 1 phiên giảm và 1 phiên đi ngang, tính chung cả tuần giá cổ phiếu LAS tăng nhẹ 100 đồng (0,74%) từ mức 13.500 đồng/cp lên mức 13.600 đồng/cp.
KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu VPB
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VPB. Giá mục tiêu cho năm 2024 là 24.500 đồng/cp, cao hơn 26,9% so với giá tại ngày 15/11/2023.
Trong phiên 22/11, cổ phiếu VPB chứng kiến giao dịch đột biến của khối ngoại khi khối này bán ra hơn 24,2 triệu cổ phiếu VPB, trong khi chỉ mua vào hơn 1 triệu đơn vị. Khối lượng bán ròng phiên là hơn 23 triệu đơn vị, giá trị 449 tỷ đồng. Trước đó, trong phiên 21/11, cổ phiếu VPB cũng là mã bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất, giá trị bán ròng 226 tỷ đồng. Cùng với đó, trong phiên 23/11 cổ phiếu VPB đã có phiên giảm điểm mạnh cùng với xu hướng chung của thị trường, thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên đứng giá và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần giá cổ phiếu VPB giảm nhẹ 100 đồng (0,52%) từ mức 19.300 đồng/cp xuống mức 19.200 đồng/cp.
SSI khuyến nghị khả quan cổ phiếu NT2
Thông thường, nhu cầu điện hàng năm thường tốt vào tháng 11 và tháng 12. Với giá mục tiêu 1 năm theo pp DCF là 27.620 đồng/cp (tương đương tiềm năng tăng giá 12,7%), SSI hiện khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu NT2.
Trái với nhận định của SSI, cổ phiếu NT2 đã có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 giảm 150 đồng (0,61%) từ mức 24.500 đồng/cp xuống mức 24.350 đồng/cp.
Hạ đánh giá từ mua xuống tăng tỷ trọng cổ phiếu DPG
MASVN hạ đánh giá xuống Tăng tỷ trọng (từ Mua) và duy trì mức giá mục tiêu là 44.733 đồng cho cổ phiếu DPG, dựa trên phương pháp định giá DCF như đã đề cập trong báo cáo trước. Do quý 4 sản lượng thủy điện thường đạt mức cao nhất nên MASVN kỳ vọng doanh thu từ lĩnh vực này sẽ ổn định trở lại trong quý 4/2023. Ngoài ra, khối lượng công việc trong mảng Xây dựng có sựgia tăng mạnh mẽ trong quý 3/2023, đây là một dấu hiệu tích cực cho các quý sắp tới.
Trong tuần qua, thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPG tăng 300 đồng (0,77%) từ mức 38.900 đồng/cp lên mức 39.200 đồng/cp.
PHS khuyến nghị mua cổ phiếu MWG
MWG sẽ tiếp tục công tác tối ưu hóa hoạt động, giảm thiểu chi phí, tập trung vào trải nghiệm khách hàng. Công ty sẽ cân nhắc đóng một số cửa hàng kém hiệu quả cả về doanh thu và lợi nhuận trong tháng 11 và tháng 12. Công ty hy vọng sẽ dịch chuyển được lưu lượng khách hàng từ các cửa hàng này sang các cửa hàng hiện hữu, đồng nghĩa với việc tăng trưởng SSSG trên 1 cửa hàng và tối ưu hóa mức EBITDA trên một cửa hàng. Do đó phs khuyến nghị mua cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 65.900 đồng/cp.
Thông tin liên quan mới đây, cổ phiếu MWG liên tục bị khối ngoại bán ròng mạnh và room ngoại đã “ế” hơn 64 triệu cổ phiếu, trong khi trước đây khối ngoại thường xuyên săn đón cổ phiếu này. Trong tuần qua, cổ phiếu MWG đảo chiều giảm mạnh sau tuần hồi nhẹ trước đó. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG giảm 2.850 đồng (6,88%) từ mức 41.400 đồng/cp xuống 38.550 đồng/cp.
PHS khuyến nghị mua cổ phiếu SIP
Sử dụng phương pháp SOTP và RNAV, PHS ước tính giá trị hợp lý của SIP là 83.400 đồng/cp. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị là mua với tiềm năng tăng lên đến 46,5%.
Cũng như các cổ phiếu khác, phiên lao dốc mạnh 23/11 đã lấy đi toàn bộ thành quả có được của cổ phiếu SIP những phiên còn lại trong tuần qua. Với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SIP tăng 300 đồng (+0,52%) từ mức 57.700 đồng/cp lên 58.000 đồng/cp.
SSI duy trì khuyến nghị trung lập cổ phiếu TCB
SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, mặc dù SSI điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 34.500 đồng/cp (từ 38.700 đồng) do SSI áp dụng mức chiết khấu 10% đối với rủi ro tập trung của ngân hàng và giả định tỷ lệ nợ xấu tăng 40 điểm cơ bản so với dự báo trước đây.
Thông tin đáng chú ý, trong ngày 22/11, ba người con của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank đã đăng ký mua vào tổng cộng hơn 174 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, mẹ ông Hồ Hùng Anh muốn bán toàn bộ 174,13 triệu cổ phiếu, tương ứng thoái 4,95% vốn và sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu TCB nào. Trên thị trường, cổ phiếu TCB đã có tuần giảm điểm mạnh, thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng, tính chung cả tuần giá cổ phiếu TCB giảm 1.100 đồng (3,53%) từ mức 31.150 đồng/cp xuống mức 30.050 đồng/cp.
VNDirect duy trì khuyến nghị khả quan cổ phiếu MBB
VNDirect duy trì khuyến nghị Khả quan cho cổ phiếu MBB với giá mục tiêu cao hơn là 25.900 đồng/cp. MBB hiện đang giao dịch ở mức P/B cho năm 2023 là 1,0 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong 5 năm là 1.3 lần và trung bình ngành là 1.2 lần.
Các cổ phiếu ngân hàng có diễn biến kém tích cực nhất trong tuần qua khi hầu hết giảm điểm. Cổ phiếu MBB cũng không thoát khỏi xu hướng chung. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng, tính chung cả tuần giá cổ phiếu MBB giảm 350 đồng (1,92%) từ mức 18.200 đồng/cp xuống mức 17.850 đồng/cp.
BSC khuyến nghị mua cổ phiếu DGW
BSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 2024 là 60.400 đồng/cp (Upside +18% so với giá đóng cửa ngày 20/11/2023), Dựa trên Phương pháp định giá DCF. Nhằm phản ánh khả năng (1) bảo vệ lợi nhuận và (2) cơ hội tăng trưởng từ các mảng kinh doanh mới M&A.
Phiên giảm mạnh ngày 23/11 của cổ phiếu DGW gần như đã lấy đi thành quả của cả tuần. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm, 1 phiên đứng giá và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DGW tăng nhẹ 300 đồng (+0,59%) từ mức 50.500 đồng/cp lên 50.800 đồng/cp.
BSC khuyến nghị mua cổ phiếu KDH
BSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu KDH và điều chỉnh giá mục tiêu 38.300 đồng/cp (giảm 5% so với giá mục tiêu cũ, tương đương upside +21,6%) phản ánh tác động của việc mở bán/thời điểm triển khai dự án thận trọng hơn.
Phiên giảm điểm mạnh hôm 23/11 đã lấy khiến cổ phiếu KDH quay đầu giảm nhẹ dù trước đó hồi phục tích cực. thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, giá cổ phiếu KDH giảm nhẹ 100 đồng (0,32%) từ mức 31.500 đồng/cp xuống mức 32.400 đồng/cp.
VCBS khuyến nghị mua cổ phiếu DPM
VCBS cho rằng tăng trưởng lợi nhuận của công ty năm 2023 sẽ không cao so nền cao 2022, tuy nhiên VCBS kỳ vọng 2024 kết quả kinh doanh DPM sẽ có sự cải thiện so năm 2023. Do đó, VCBS hạ giá mục tiêu DPM 6% còn 40.853 đồng/cp, tương đương triển vọng tăng 24% so với giá đóng cửa ngày 18/11/2023, nhưng vẫn khuyến nghị mua cổ phiếu DPM.
Cổ phiếu DPM cũng đón nhận phiên giảm mạnh ngày 23/11, đã lấy đi toàn bộ điểm số của những phiên còn lại trong tuần. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPM giảm 200 đồng (0,6%) từ mức 33.000 đồng/cp xuống 32.800 đồng/cp.
VCI khuyến nghị mua cổ phiếu VCB
Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho cổ phiếu VCB thêm 3,7% lên 108.500 đồng/cp và điều chỉnh khuyến nghị từ khả quan lên mua.
Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm và 4 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VCB tăng nhẹ 400 đồng (+0,47%) từ mức 85.600 đồng/cp lên 86.000 đồng/cp.
BVSC khuyến nghị tích cực cổ phiếu PNJ
BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với PNJ, và giữ nguyên giá mục tiêu theo DCF là 92.524 đồng/cp (Upside: 17,1%). BVSC ưa thích PNJ với vị thế dẫn đầu trong thị trường trang sức có thương hiệu Việt Nam, và thế mạnh tài chính cũng như triển khai cho phép doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ hơn khi nhu cầu tăng trưởng trở lại và phát triển bền vững trong dài hạn.
Tuần qua, PNJ đã công bố kết quả kinh doanh 10 tháng khá khả quan trong bối cảnh kinh tế chung khó khăn, với doanh thu thuần đạt 3.008 tỷ đồng, tăng 1,6%. Lãi sau thuế đạt 1.533 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ và hoàn thành 79,1% mục tiêu năm. Theo đó, diễn biến cổ phiếu PNJ cũng tích cực hơn khi đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ tăng 1.500 đồng (0,55%) từ mức 78.900 đồng/cp lên 80.400 đồng/cp.
VCBS khuyến nghị mua cổ phiếu VNM
VCBS đưa ra khuyến nghị mua với giá mục tiêu là 82.436 đồng/cp (upside 19%) cho VNM trong đầu tư trung hạn.
Trái với nhận định của VCBS, cổ phiếu VNM tiếp tục có tuần rung lắc và điều chỉnh giảm. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VNM giảm 1.700 đồng (2,43%) từ mức 70.000 đồng/cp xuống 68.300 đồng/cp.
FSC khuyến nghị không nên mua cổ phiếu ELC ở vùng giá hiện tại
Sức mạnh giá của ELC ở mức 99 điểm cho nên FSC đánh giá yếu tố hỗ trợ từ dự án Nha Trang – Cam Lâm đã phản ánh vào giá cổ phiếu và FSC cho rằng các nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua cổ phiếu ELC ở vùng giá hiện tại.
Thông tin liên quan, ngày 24/11, Elcom vừa thông báo chốt quyền phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thực hiện là 100:40 tương đương với việc sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 40 cổ phiếu mới. Với 58,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Elcom dự kiến phát hành hơn 23,5 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông. Trái với khuyến nghị của FSC, cổ phiếu FLC đã có tuần đi ngược xu hướng chung của thị trường dù giảm sàn trong phiên 23/11. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm sàn và 4 phiên tăng, giá cổ phiếu ELC tăng 800 đồng (3,2%) từ mức 25.000 đồng/cp lên mức 25.800 đồng/cp.
Rút chân mạnh cuối phiên, VN-Index giữ mốc 1.080 điểm Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán diễn biến tương đối tích cực với đà tăng cuối phiên. |
Chứng khoán Navibank: Vừa nhận thừa kế, cổ đông lớn nhất có động thái "sang tay" Cổ đông lớn này mới nhận thừa kế hơn 8,4 triệu cổ phiếu NVS (tỷ lệ 33,47%) từ bố là ông Nguyễn Sơn - Phó ... |
Giao dịch khối ngoại tuần 20/11-24/11: Đà bán ròng chưa dừng lại, "cá mập" nước ngoài tập trung ở cổ phiếu bluechip Diễn biến giao dịch tuần 20-24/11, thanh khoản thị trường chứng khoán duy trì ở mức cao. Trong khi đó, khối ngoại đẩy mạnh lực ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|