Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 20/3/2024: Giá vàng trong nước đối mặt với rủi ro từ chính sách

(Banker.vn) Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 20/3: Giá vàng đối mặt với rủi ro từ chính sách; đồng USD đạt mốc 103,82; Hàn Quốc tăng 50% vốn ODA cho Việt Nam...
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 19/3/2024: Giá vàng SJC và vàng 999.9 tăng, giảm thất thường Giá vàng hôm nay 20/3/2024: Vàng trong nước tăng nhẹ, thế giới đảo chiều giảm trở lại

Giá vàng trong nước đối mặt với rủi ro từ chính sách

Giá vàng thế giới hôm nay (20/3) gần như không đổi so với rạng sáng qua: Vàng giao ngay giảm 3 USD xuống 2.158 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.161,3 USD/ounce, giảm 3,6 USD so với rạng sáng qua.

Vàng thế giới giữ ổn định khi các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đứng bên lề trước cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày hôm nay. Cuộc họp được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm manh mối về thời điểm cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 20/3/2024: Giá vàng trong nước đối mặt với rủi ro từ chính sách
Ở trong nước, giá vàng có thể đối mặt với rủi ro từ chính sách trong 10 ngày tới

Ở trong nước, hiện tại, giá vàng miếng thương hiệu SJC lúc 8h sáng nay niêm yết ở mức 79,60 triệu đồng/lượng mua vào và 81,40 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng nhẫn tại Bảo tín Minh Châu sáng nay cũng niêm yết ở mức 67,92 triệu đồng/lượng mua vào và 69,12 triệu đồng/lượng bán ra.

Giới chuyên gia nhận định, ở trong nước, giá vàng có thể đối mặt với rủi ro từ chính sách trong 10 ngày tới. Vì trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ đưa ra đánh giá, sửa đổi bổ sung Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng trong quý I/2024 và có những biện pháp để ổn định thị trường này.

Đồng USD đạt mốc 103,82

Rạng sáng ngày 20/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 2 đồng, hiện ở mức 23.992 đồng.

Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,39%, đạt mốc 103,82 điểm.

Ở diễn biến ngược lại, đồng euro và đồng bảng Anh giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần. Đồng euro giảm 0,08%, xuống mức 1,0863 USD, trong khi đồng bảng Anh giảm 0,2%, xuống mức 1,2723 USD.

Đồng yên cũng giảm 1,19%, xuống mức 150,91/USD. So với đồng euro, đồng tiền Nhật Bản cũng giảm 1,1%, xuống 163,99, cũng là mức thấp nhất trong 4 tháng.

Bắc Ninh công khai 58 dự án chậm đưa đất vào sử dụng

Tỉnh Bắc Ninh vừa công bố công khai 58 dự án chậm đưa đất vào sử dụng với tổng diện tích 2,120,024.7 m2.

Theo đó, tại TP. Bắc Ninh có 17 dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; TP. Từ Sơn, có 14 dự án chậm đưa đất vào sử dụng; thị xã Thuận Thành, có 9 dự án chậm đưa đất vào sử dụng; huyện Yên Phong có 4 dự án, huyện Tiên Du có 6 dự án, huyện Gia Bình có 3 dự án, huyện Lương Tài có 1 dự án, thị xã Quế Võ có 4 dự án chậm đưa đất vào sử dụng.

Hàn Quốc tăng 50% vốn ODA cho Việt Nam

Vốn ODA trong năm 2024 của Hàn Quốc cho Việt Nam dự kiến hơn 52 triệu USD, tăng gần 50% so với 2023.

Hàn Quốc hiện là quốc gia đứng đầu về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với tổng vốn lũy kế 86 tỷ USD. Nước này đứng thứ hai về hợp tác phát triển du lịch, thứ 3 về thương mại, với kim ngạch đạt 76 tỷ USD năm 2023.

Vé máy bay đến Côn Đảo khan hiếm

Khảo sát website của các hãng cho thấy, dù không phải cao điểm du lịch, giá vé TP. Hồ Chí Minh - Côn Đảo trung bình 2,5-3 triệu đồng còn Hà Nội - Côn Đảo là 3,5-8 triệu đồng. Mức này tăng 5-15% so với cùng kỳ 2023.

Chia sẻ của một số đại lý vé máy bay ở Hà Nội, giá vé Côn Đảo tăng cao nhưng không dễ mua. Hiện vé hạng phổ thông cho khách đi trong tháng 3 đã hết, chặng Hà Nội - Côn Đảo chỉ còn hạng thương gia giá 7,5-8 triệu đồng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, các tour đi Côn Đảo đang khó tìm vé máy bay cho các đoàn khách đi vào tháng 3 và 4.

Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam mất 3,2% GDP vào năm 2020 do tác động của biến đổi khí hậu. Và con số này có thể lên đến 12 - 14,5% GDP vào năm 2050. Vì vậy, Việt Nam cần đẩy nhanh các nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải.

Với thế mạnh về vốn, công nghệ, quản trị, mạng lưới, thị trường, các doanh nghiệp FDI được nhận định đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt, đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Thanh Tâm

Theo: Báo Công Thương