Điểm sàn tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Thương mại (TMU)

(Banker.vn) Trường Đại học Thương mại vừa thông báo điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển đại học chính quy năm 2024.
Trường Đại học Thương mại trao bằng tốt nghiệp cho 204 sinh viên khoa Quản trị nhân lực Đại học Thương mại công bố điểm chuẩn 2023, cao nhất là 27 điểm

Cụ thể, ngưỡng điểm sàn nộp hồ sơ xét tuyển đại học chính quy năm 2024 của Trường ĐH Thương mại như sau:

Điểm sàn tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Thương mại (TMU)

Trong đó, thí sinh lưu ý các phương thức xét tuyển và mã như sau:

- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT và quy định của Trường - Mã phương thức xét tuyển 301.

- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Xét tuyển theo từng tổ hợp bài thi/môn thi - Mã phương thức xét tuyển 100.

- Xét tuyển theo kết quả học tập của thí sinh học 3 năm (lớp 10, 11, 12) tại trường THPT chuyên toàn quốc/trường THPT trọng điểm quốc gia, tốt nghiệp năm 2024 theo từng tổ hợp môn xét tuyển - Mã phương thức xét tuyển 200.

- Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức cho tuyển sinh năm 2024 - Mã phương thức xét tuyển 402a.

- Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức cho tuyển sinh năm 2024 - Mã phương thức xét tuyển 402b.

- Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - Mã phương thức xét tuyển 409.

- Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập cấp THPT - Mã phương thức xét tuyển 410.

Năm 2024, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy của Trường ĐH Thương mại là 4.950.

Trường tuyển sinh 38 chương trình đào tạo, trong đó 27 chương trình đào tạo chuẩn, 3 chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp, và đặc biệt có 8 chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế (IPOP) bắt đầu tuyển từ năm 2024.

IPOP là chương trình đào tạo có tính thực tiễn, toàn diện và đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

8 chương trình đào tạo IPOP gồm: Quản trị kinh doanh (Ngành Quản trị kinh doanh); Marketing thương mại (Ngành Marketing); Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (ICEAW CFAB) (Ngành Kế toán); Logistics và xuất nhập khẩu (Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng); Thương mại quốc tế (Ngành Kinh doanh quốc tế); Tài chính – Ngân hàng thương mại (Ngành Tài chính – Ngân hàng); Quản trị nhân lực doanh nghiệp (Ngành Quản trị nhân lực); Quản trị khách sạn (Ngành Quản trị khách sạn).

Nhật Tiên

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục