Điểm nhấn thị trường 8/9: Cổ phiếu Vingorup bị chốt lời, thanh khoản VN-Index tăng mạnh

(Banker.vn) Kết thúc phiên giao dịch 8/9, áp lực bán tiếp tục gia tăng trên thị trường chứng khoán khiến chỉ số VN-Index giảm nhẹ. Đáng chú ý, cổ phiếu nhà Vingroup đồng loạt gặp áp lực chốt lời với thanh khoản tăng đột biến.

Kết thúc phiên giao dịch 8/9, sàn HOSE có 254 mã tăng, 252 mã giảm, 61 mã tham chiếu, VN-Index giảm 1,66 điểm tương đương 0,13% xuống vùng 1.241,48 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.097.934.295 đơn vị, tổng giá trị trên 26,3 nghìn tỷ đồng.

Nhóm VN30 diễn biến cùng chiều với chỉ số chung trong hôm nay khi giảm 6,08 điểm tương đương 6,08%. Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài bất ngờ mua ròng gần 98 tỉ đồng trên toàn thị trường. VPB là cổ phiếu khối ngoại mua mạnh nhất trong phiên hôm nay với tổng giá trị hơn 520 tỉ đồng. Chiều ngược lại, MSN, HPG, FUEVFVND là những cổ phiếu khối ngoại mạnh tay bán ròng, tổng giá trị trên 487 tỉ đồng.

Điểm nhấn thị trường 8/9: Cổ phiếu Vingorup bị chốt lời, thanh khoản VN-Index tăng mạnh
Mức độ đóng góp của các cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay.

Tại nhóm VN30, BCM là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm khi đóng cửa cao hơn phiên giao dịch hôm qua 2,3%. Diễn biến cùng chiều với BCM, GVR đóng cửa trong giá xanh với đà tăng 1,3%. Chiều ngược lại, VIC là cổ phiếu giảm mạnh nhất nhóm khi đóng cửa trong sắc đỏ 2,8%, thanh khoản giao dịch đạt trên 28 triệu đơn vị. Diễn biến cùng chiều với VIC, VHM và VRE đồng loạt chìm trong sắc đỏ với đà giảm trên 2%.

Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 tạo ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 8/9, sàn HNX có 113 mã tăng và 86 mã giảm, HNX-Index tăng 0,06 điểm lên 256,20 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 109 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.000 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,02 điểm (+0,02%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 91 triệu đơn vị, giá trị trên 1.100 tỷ đồng.

Điểm nhấn trong phiên giao dịch hôm nay đến từ diễn biến của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup. Kết phiên giao dịch 8/9/2023, bộ ba VIC - VHM - VRE đồng loạt chìm trong sắc đỏ với thanh khoản tăng đột biến. Xét trên góc độ phân kĩ thuật, cổ phiếu VIC đang trong xu hướng downtrend và tiến sát tới đường MA50, tương ứng vùng giá 58.780 đồng.

Nhận định về xu hướng của thị trường chứng khoán cũng như diễn biến của VN-Index trong thời gian tới, ông Lai Trần Thái Bình, chuyên viên tư vấn đầu tư Công ty CK FPTS cho rằng:

"Sau tuần lễ, khớp với dự báo của đại đa số nhà đầu tư, thị trường đã có tuần tăng điểm để thử thách trở lại vùng đỉnh cũ 1240 – 1245, điều này tương tự với giai đoạn tháng 10/2020. Kể từ nhịp giảm mạnh và hồi điểm lại dần, đà tăng liền mạch 6 phiên liên tiếp khiến đường giá tách xa các ngưỡng hỗ trợ tại đường trung bình động ngắn hạn MA5 và MA10, việc chững lại để bám vào các khung hỗ trợ này là điều cần thiết nếu muốn thị trường duy trì đà tăng hướng lên vùng 1280 – 1300 điểm.

Việc VN-Index chững lại không phải là điều xấu mà là để chỉ số bám vào hỗ trợ đường trung bình động ngắn hạn. Vì vậy, chỉ số khả năng sẽ giữ đà đi ngang hơn là 1 nhịp chỉnh mạnh. Đường MA5 càng ngày càng dốc lên , dòng tiền đầu tư vẫn đang đổ rất nhiều vào nhóm Leader. Trong 2 phiên gần đây cho thấy, áp lực điều chỉnh chủ yếu chỉ nằm ở nhóm trụ - đáng chú ý nhất là cổ phiếu VIC.

Đánh giá tổng quan, khả năng thị trường sẽ duy trì nhịp đi ngang trong thời gian ngắn (1 – 2 phiên), sau đó là nhịp tăng trở lại. Và với nhịp đi ngang chờ MA5 dốc lên thế này, chính là cơ hội lớn cho nhà đầu tư tham gia thị trường trong vùng 1240 – 1245. Xét trên xu hướng trung và dài hạn, thị trường vẫn sẽ giữ được đà tăng tích cực.

Trong bối cảnh VN-Index đi ngang, các ngành sẽ có tình trạng phân hóa, tăng giảm không đồng nhất, dòng tiền có xu hướng đang tìm kiếm hơn là chảy vào 1 nhóm nhất định. Tuy nhiên, với một thị trường tăng thì cần phải có Leader, các nhóm mang tính dẫn dắt khả năng sẽ là nhóm cần chú ý tuần sau cho nhà đầu tư tham gia (BĐS; Chứng khoán; Ngân hàng; ĐTC).

Một số ngành ngách vẫn có nhịp "ăn theo" với thị trường chung hoặc có câu chuyện riêng, điển hình hôm nay (Logistics; Phân đạm; BĐS KCN; Bán lẻ;…). Tóm lại, thị trường vẫn sẽ là 1 xu hướng tăng. Nhịp đi ngang hoặc điều chỉnh chính là cơ hội. Vùng hỗ trợ lần lượt tại 1240 – 1245 và 1230 là vùng để giải ngân tham gia. Đây là lúc nhà đầu tư nên thực sự quyết đoán và bình tĩnh tìm kiếm cơ hội để bắt sóng tăng đoạn này".

Sau khi lập đỉnh trên sàn Mỹ, cổ phiếu VFS quay đầu giảm mạnh

Sau đà tăng mạnh trong thời gian cuối tháng 8, cổ phiếu VFS bất ngờ giảm mạnh và tiếp tục dò đáy trong phiên giao ...

Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam, VN-Index được dự báo ra sao?

BSC Research cho rằng, cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng bí thư Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra ...

"Tích lũy để tiếp tục đi lên", VN-Index hướng tới vùng 1.290 điểm

Trong báo cáo chiến lược mới nhất với chủ đề "Tích lũy để tiếp tục đi lên", bộ phận phân tích của Công ty chứng ...

Thiên Dương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán