Kết thúc phiên giao dịch 23/8, sàn HOSE có 220 mã tăng, 250 mã giảm và 51 mã tham chiếu, VN-Index giảm 7,93 điểm tương đương 0,67% xuống vùng 1.172,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 747.179.434 đơn vị, tổng giá trị trên 17,7 nghìn tỷ đồng.
Nhóm VN30 diễn biến cùng chiều với chỉ số chung trong hôm nay khi giảm 10,54 điểm tương đương 0,88%. Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài bất ngờ quay trở lại bán ròng với giá trị gần 550 tỉ đồng. HPG và VPB là 2 cổ phiếu khối ngoại chốt lời mạnh tay với tổng giá trị gần 330 tỉ đồng.
Mức độ đóng góp của các cổ phiếu trong phiên giao dịch hôm nay. |
Tại nhóm VN30, GAS là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm khi đóng cửa cao hơn phiên giao dịch hôm qua 1,6%. Chiều ngược lại, mặc dù cổ phiếu VFS trên thị trường Mỹ bất ngờ "tăng ga" tuy nhiên VIC diễn biến không mấy tích cực khi hồi phục chưa tới 1% với thanh khoản trên 20 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 tạo ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 23/8, sàn HNX có 76 mã tăng và 95 mã giảm, HNX-Index giảm 1,58 điểm xuống 238,07 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 71 triệu đơn vị, giá trị trên 1.200 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,13%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 54 triệu đơn vị, giá trị trên 716 tỷ đồng.
Điểm nhấn trong phiên giao dịch hôm nay đến từ diễn biến của 2 ông lớn trong nhóm VN30. Cụ thể, kết phiên giao dịch 23/8, VCB đóng cửa tại vùng giá 86.300 đồng, tương đương mức giảm 2,38%, thanh khoản giao dịch đạt trên 1,7 triệu đơn vị, qua đó đóng góp tới hơn 2,5 điểm vào đà giảm của thị trường chung. Trong 1 diễn biến khác, mặc dù "hưng phấn" trong phiên sáng nay, tuy nhiên VIC không thể giữ được đà tăng khi chỉ đóng cửa tại mốc 65.000 đồng với thanh khoản đạt trên 20 triệu đơn vị.
Nhận định về diễn biến của VN-Index cũng như xu hướng của thị trường trong phiên giao dịch hôm nay, chuyên gia Đào Duy Tú đến từ Công ty CK VNDIRECT cho rằng:
"VN-Index vẫn đang giữ được xu hướng uptrend trong thời gian tới, vì vậy nhà đầu tư đang kẹt hàng với giá cao không nên quá lo lắng. Mặc dù VN-Index giảm tương đối mạnh trong phiên thứ 6 tuần trước, tuy nhiên thị trường đã cho tín hiệu hồi phục vào phiên thứ 2 vừa qua.
Trong thời gian tới, VN-Index sẽ khó có thể về lại các vùng 1.000 điểm hay 1.050 điểm. Nhìn lại quá khứ, thông thường mỗi khi VN-Index giảm điểm và tạo đỉnh, khối ngoại và tự doanh đều có xu hướng bán ròng ở đỉnh. Tuy nhiên, trong phiên thứ 6 tuần trước, 2 khối tổ chức này bất ngờ mua ròng trong khi NĐT cá nhân lại bán hoảng loạn, dẫn tới đà giảm diện rộng trên thị trường. Chính vì lí do đó, có thể đánh giá rằng Vn-Index đang trong nhịp rũ bỏ để đi lên.
Xét về góc độp phân tích kĩ thuật, trong giai đoạn đầu của nhịp giảm điểm, thanh khoản thị trường sẽ không tăng mạnh mà tăng từ từ. Nhịp hồi xuất hiện khi thị trường giảm về vùng hỗ trợ sẽ tạo ra sự hưng phấn cho nhà đầu tư.
Theo nguyên lí, thị trường đi lên trong sự nghi ngờ và tạo đỉnh khi tất cả hưng phấn. Ngoài ra, trong 3 phiên trở lại đây, có thể thấy rằng phe bán đã suy yếu, thể hiện qua việc khối lượng thị trường giảm dần. Chính vì những lí do trên, có thể đánh giá rằng VN-Index đang trong trạng thái lo sợ và chán nản, chính vì vậy thị trường hoàn toàn có thể tăng giá trở lại trong thời gian tới.
Nhận định chứng khoán ngày 23/8: Hạn chế sử dụng đòn bẩy Thị trường tiếp tục có phiên biến động mạnh khi có thời điểm VN-Index giảm 30 điểm nhưng cuối ngày đóng cửa tăng nhẹ trên ... |
Cổ phiếu Vinfast "đạp ga" vượt đỉnh, VIC dẫn dắt VN-Index hồi phục Kết thúc phiên giao dịch 22/8, cổ phiếu VFS của VinFast đóng cửa với mức giá 36,72 USD/cổ phiếu, tăng 19,14 USD, tương đương mức ... |
Chứng khoán phiên sáng 23/8: VIC đỡ chỉ số, VN-Index giằng co quanh vùng 1.180 điểm Chưa kết thúc đà giảm, VN-Index tiếp tục xu hướng giằng co quanh mốc 1.180 điểm trong phiên giao dịch sáng ngày 23/8. |
Thiên Dương
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|