Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/6, VN-Index tiến tới đỉnh cũ khi tăng 4,08 điểm (+0,36%), lên 1.129,38 điểm với 235 mã tăng và 200 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt 906.633.429 đơn vị, thanh khoản thị trường tăng nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua, tổng giá trị đạt giao dịch trên 18,1 ngàn tỷ đồng, tính riêng trên HOSE. Nhóm VN30 giao dịch khá cân bằng khi có 15 mã tăng và 15 mã giảm.
Thanh khoản giao dịch phiên hôm nay. |
VPB và VNM là 2 mã trụ diễn biến tích cực nhất trong nhóm VN30 khi đồng loạt tăng trên 3%. HPG và BVH cũng diễn biến khá tốt khi tăng đồng loạt 2,2%. Ở chiều ngược lại, GVR, NVL, PDR đồng thời giảm trên 1%, mức giảm mạnh nhất trong nhóm VN30. Các mã còn lại biến động không đáng kể, dưới 1%.
Trên sàn giao dịch HNX, chỉ số chính giảm 0,37 điểm, tương đương 0,16%. Thanh khoản giao dịch đạt trên 138 triệu cổ phiếu với tổng giá trị đạt trên 2.300 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch UPCOM, chỉ số chính tăng 0,21 điểm, tương đương 0,25%. Thanh khoản giao dịch đạt trên 96,7 triệu cổ phiếu với tổng giá trị lên tới hơn 965 tỷ đồng.
Điểm nhấn trong phiên giao dịch hôm nay đến từ cổ phiếu VNM. Kết phiên giao dịch, VNM tăng 3,29% lên mức 69.100 đồng, thanh khoản giao dịch đạt gần 12 triệu cổ phiếu. Đáng chú ý, đây là mức thanh khoản giao dịch đột biến của VNM kể từ khi lên sàn chứng khoán. Ở một diễn biến cùng chiều, tổng giá trị giao dịch của cổ phiếu VNM trong phiên hôm nay cũng lên tới 800 tỷ đồng.
Trong hôm nay, khối ngoại đã quay trở lại với VNM sau chuỗi bán ròng không ngừng nghỉ tại cổ phiếu này. Theo tính toán, khối ngoại đã bán ròng hàng nghìn tỷ đồng tại cổ phiếu này chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây. Ước tính mỗi phiên giao dịch, NĐT nước ngoài "xả" trung bình trên 100 tỷ đồng với VNM.
Nhận định về diễn biến của VN-Index trong phiên hôm nay cũng như xu hướng của thị trường trong tuần tới, ông Lại Trần Thái Bình - Chuyên viên tư vấn đầu tư tại CTCK FPTS cho biết:
"Nhìn chung, thị trường vẫn tiếp tục duy trì sự phân hóa giữa các ngành, đây là xu hướng chung trong các phiên gần đây. Tuy nhiên, sự phân hóa này đã yếu dần đi khi trong các nhóm ngành không có sự tăng giá đều ở các mã. Đà tăng phiên hôm nay có thể duy trì được đến cuối phiên, chủ yếu nhờ vào nhóm trụ (VNM; HPG; VPB; BVH…).
Vì vậy, sắp tới khả năng tăng điểm dần khó bền vững hơn. Các nhóm cổ phiếu như: Ngân hàng, đầu tư công, thủy sản, bán lẻ không thể giữ được sắc xanh trên mặt bằng chung, thay vào đó dòng tiền chỉ tập trung tại 1 số mã leader.
Sự “rướn” của nhóm BĐS trong phiên hôm nay cũng chưa giúp nhóm cổ phiếu này bứt phá khỏi MA50 tuần. Đà tăng nhóm này chững lại sau đó, cho thấy nhịp điều chỉnh nhóm này đã bước đầu xuất hiện. Tuy nhiên, ở một diễn biến khác, nhóm cổ phiếu BĐS cho thấy lực hấp thụ đang khá tốt khi breakout ở phiên trước và phiên nay tạo nhịp giảm có lực cầu bắt cổ phiếu. Vì vậy sang tuần, khả năng BĐS giảm điểm cũng sẽ tạo sự hút tiền tốt vào bắt đáy.
Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, trong phiên hôm nay VN-Index chưa thể giảm lấp GAP và đây sẽ là rủi ro cho NĐT mua mới ở thời điểm này. Mối lo hiện tại của các nhà phân tích vẫn là Phân kỳ tam đoạn và lấp GAP. Ở vùng 1125 – 1130 này, thị trường càng tăng tăng điểm thì càng đáng lo, vì đà tăng duy trì không chỉnh có thể sẽ tạo ra nhịp giảm điểm mạnh trong tương lại, đặc biệt là trong xu hướng side-way của VN-Index.
Diễn biến VN-Index trong phiên giao dịch hôm nay. |
Trước mắt, NĐT cần quan sát diễn biến của thị trường trong tuần sau để xác định liệu VN-Index có phân kỳ hay không. Nếu có thêm 1 phiên giảm thì khả năng đảo chiều sẽ rõ ràng hơn và tín hiệu này đang cho thấy khả năng khá cao. Theo đánh giá cá nhân, VN-Index vẫn sẽ duy trì đà tăng theo quán tính hiện tại đến vùng 1135 có thể đảo chiều tại đây. Hỗ trợ hiện tại để tạo vùng bắt đáy cổ phiếu lần lượt tại 1118 và 1100."
Thiên Dương
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|