Điểm lại dàn "nữ tướng" tiếng tăm lừng lẫy, sức ảnh hưởng rộng khắp Việt Nam

(Banker.vn) Họ là những nữ doanh nhân lừng danh, sở hữu khối tài sản "khủng" ở Việt Nam. Những "bóng hồng" quyền lực đã ngày đêm vượt muôn vàn khó khăn trên thương trường, để làm nên câu chuyện lịch sử khiến hàng triệu người phải nể phục.

Doanh nhân Nguyễn Phương Thảo - Nữ tỷ phú đô la đầu tiên

Chân dung “Bóng Hồng” làm nên chuyện lớn trên thương trường việt
Doanh nhân Nguyễn Phương Thảo

Được mệnh danh là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất xuất hiện trong các bảng xếp hạng tỷ phú hay danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới, Bà Nguyễn Phương Thảo (1970) còn được biết đến là nhà sáng lập Công ty CP Hàng không Vietjet (Vietjet Air). Bà tốt nghiệp tiến sĩ của Học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế - Viện Hàn lâm Nghiên cứu Hệ thống Liên bang Nga.

Để xây dựng được Vietjet Air tăng trưởng thần tốc như ngày hôm nay, bà Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn khi mới bắt đầu. Bên cạnh đó bà còn phải chịu áp lực từ các ông lớn như Vietnam Airlines và đầy ánh mắt soi xét từ thị trường.

Dưới bàn tay lãnh đạo tài tình của bà, Vietjet Air đã tăng trưởng nhanh chóng. Trong giai đoạn từ 2014 - 2016, hãng bay này đã chiếm 29% thị phần.

Tính đến năm 2019, Vietjet đã chiếm hơn 40% thị phần nội địa, ghi nhận lãi kinh doanh ngay trong năm thứ 2 cất cánh.

Về tình hình kinh doanh Lũy kế 6 tháng, Vietjet ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 29.770 tỷ đồng, tăng 87% và hoàn thành 60% kế hoạch năm. Mảng doanh thu phụ trợ duy trì mức tăng trưởng cao, đạt 9.000 tỷ đồng, gấp hai lần cùng kỳ và đóng góp 40% tổng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 387 tỷ đồng, tăng 167% so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm, có 14,6 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam qua đường hàng không, các hãng hàng không của Việt Nam vận chuyển 6,9 triệu lượt khách, trong đó, Vietjet đóng góp trên 50%. Vietjet đã vận chuyển 3,5 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho du lịch, đầu tư quốc tế.

Hiện ngoài vị trí Chủ tịch HĐQT Vietjet Air, bà còn là Chủ tịch HĐQT Sovico, một tập đoàn kinh tế đa ngành, đóng góp cho sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân, góp phần kiến tạo nên hình ảnh một đất nước hội nhập, tự cường, đổi mới và phát triển. Đồng thời, bà cũng là Phó chủ tịch thường trực HĐQT HDBank - ngân hàng hiện đại, đi lên liên tục suốt 10 năm qua từ quy mô khiêm tốn khi bắt đầu đổi mới.

Doanh nhân Cao Thị Ngọc Dung- Nữ Tướng vàng bạc

Chân dung “Bóng Hồng” làm nên chuyện lớn trên thương trường việt
Doanh nhân Cao Thị Ngọc Dung

Nữ doanh nhân 61 tuổi thường được gọi với cái tên "người đàn bà thép" vì khi hai biến cố cuộc đời là "giấy báo tử" về căn bệnh ung thư và người chồng trụ cột gia đình vướng vòng lao lý không quật ngã được bà.

Bà Cao Thị Ngọc Dung, sinh ngày 8/10/1957, nguyên quán tỉnh Quảng Ngãi, là một nữ doanh nhân người Việt Nam. Bà hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và còn hay được nhắc đến với vai trò là vợ của ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á (DongABank).

Dưới sự dẫn dắt của bà, PNJ từng bước tạo dựng sức mạnh, giá trị văn hóa nổi bật, tìm ra mắt xích kết nối hệ sinh thái phát triển bền vững thành chuỗi liên hoàn.

Sau hàng thập kỷ phát triển, PNJ hiện có đến 7000 nhân viên, hơn 450 cửa hàng. Bà Cao Thị Ngọc Dung đã tạo nên triết lý kinh doanh cho PNJ đó là lòng tin giữa các phòng ban với nhau.

Bà Ngọc Dung cho rằng kinh doanh trang sức, kim loại quý cần phải tin tưởng lẫn nhau thì mới có thể kinh doanh lâu dài và phát triển. Chính niềm tin này đã gắn kết lãnh đạo, nhân viên PNJ để đạt được những thành công như ngày hôm nay.

Dưới sự lãnh đạo suất sắc doanh nhân Cao Thị Ngọc Dung đã giúp PNJ vượt qua giai đoạn khó khăn và trở thành một trong những doanh nghiệp kinh doanh vàng và trang sức hàng đầu Việt Nam.

Năm 2019, Cao Thị Ngọc Dung nhận doanh hiệu thành tựu trọn đời ngành kim hoàn châu Á.

Cuối năm 2019, PNJ ghi nhận lợi nhuận lên đến 1.000 tỷ đồng, doanh thu lên đến 17.000 tỷ đồng, nắm hơn 1/4 thị phần ngành trang sức vàng. Chính sự thành công của PNJ đã giúp nữ doanh nhân sở hữu khối tài sản hơn 1.000 tỷ đồng và nhiều năm nằm trong top những người giàu nhất Việt Nam.

Năm 2022, bà Cao Thị Ngọc Dung là một trong 60 người được VCCI vinh danh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022.

Doanh nhân Mai Kiều Liên – Nữ kỹ sư “nổi lửa” cho ngành sữa Việt Nam

Chân dung “Bóng Hồng” làm nên chuyện lớn trên thương trường việt
Doanh nhân Mai Kiều Liên

Được mệnh danh là “Nữ tướng sữa” hay “Margaret Thatcher của Việt Nam”, bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Vinamilk là một trong những vị doanh nhân quyền lực khiến ai cũng ngưỡng mộ.

Bà Mai Kiều Liên sinh ngày 1/9/1953 tại Pháp trong một gia đình trí thức người Việt, cha mẹ bà đều là bác sĩ. Năm 1957, gia đình bà trở về Việt Nam cống hiến. Sau khi tốt nghiệp cấp III, bà sang Liên Xô học khoa chế biến sữa và thịt tại Moskva.

Trở về nước, bà Mai Kiều Liên được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) năm 31 tuổi.

Bà Mai Kiều Liên đã có đến hơn 40 năm gắn bó với Công ty CP sữa Việt Nam - Vinamilk.

Dưới sự lãnh đạo của bà Mai Kiều Liên, Vinamilk duy trì đà tăng trưởng, vươn lên vị trí số 1 trên thị trường, đóng góp cho cộng đồng qua chương trình từ thiện xã hội.

Với những cống hiến hết mình cùng tài năng kinh doanh, lãnh đạo xuất chúng, bà Mai Kiều Liên được bầu chọn là một trong những CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực quan hệ với nhà đầu tư. Không chỉ nằm trong top những doanh nhân nữ thành đạt nhất Việt Nam, bà còn được tạp chí Forbes 4 lần liên tiếp vinh danh trong top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Năm 2018, Vinamilk đã đạt được những con số đáng ghi nhận như doanh thu đạt 52.800 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 4.200 tỷ đồng và giá trị thương hiệu đạt gần 2.3 tỷ USD.

Vinamilk hiện có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ và New Zealand.

Doanh nhân Thái Hương - nữ doanh nhân quyền lực ASEAN

Chân dung “Bóng Hồng” làm nên chuyện lớn trên thương trường việt
Doanh nhân Thái Hương

Doanh nhân Thái Hương được biết đến với rất nhiều danh xưng như “Người phụ nữ quyền lực nhất châu Á”, “Người đàn bà sữa”, “Đóa hướng dương kiêu hãnh”.

Bà Thái Hương (12/10/1958) hiện là Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, Phó Chủ tịch, TGĐ Ngân hàng Bắc Á.

Năm 1994, bà sáng lập ra Ngân hàng Bắc Á cùng với một số cộng sự của mình. Sau đó, năm 2009, bà tự xây dựng thương hiệu sữa của riêng mình bằng cách chăn nuôi và sản xuất sữa bò với công nghệ Israel ngay trên mảnh đất quê hương Nghệ An.

Với sự phát triển bùng nổ của tập đoàn TH và ngân hàng Bắc Á, trong năm 2015 - 2016, bà Thái Hương liên tục có mặt trong danh sách top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á do Forbes bình chọn. Năm 2019, bà Thái Hương nhận giải thưởng nữ doanh nhân quyền lực ASEAN.

Tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X diễn ra tại Hà Nội cuối năm 2020, nữ doanh nhân Thái Hương là một trong 13 điển hình được vinh danh là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Doanh nhân Nguyễn Bạch Điệp – "Người đàn bà thép"

Chân dung “Bóng Hồng” làm nên chuyện lớn trên thương trường việt
Doanh nhân Nguyễn Bạch Điệp

Doanh nhân Nguyễn Bạch Điệp (1972) là tên tuổi không xa lạ trong giới bán lẻ hàng công nghệ. Nổi tiếng với biệt danh “người đàn bà thép”.

Bà Nguyễn Bạch Điệp bắt đầu làm việc tại FPT, một tập đoàn công nghệ hàng đầu và là công ty mẹ của FPT Retail (FRT) từ ngay sau khi tốt nghiệp Đại học, bà trở thành nhân viên kinh doanh tại một cửa hàng FPT.

“Trong suốt gần một năm làm việc, dù không nhận được lương thưởng nhưng nét văn hóa tôn trọng sự khác biệt, quý trọng nhân tài đã giúp tôi quyết tâm bám trụ tại FPT. Kết quả là tôi được bổ nhiệm lên vị trí quản lý cửa hàng”, bà Điệp từng chia sẻ.

Để rồi, từ nhân viên kinh doanh đến cửa hàng trưởng, bà Điệp đã trở thành Tổng Giám đốc FRT sau khi ông Phạm Thành Đức từ chức. Năm 2012, FPT Retail với thương hiệu FPT Shop chính thức có giấy phép thành lập Công ty CP, ban đầu có 17 cửa hàng .

Chưa dừng lại ở mảng bán lẻ thiết bị số, FPT Retail còn nhảy vào mảng bán lẻ dược phẩm sau khi mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu.

Năm 2018, doanh nghiệp này chính thức công bố thành lập công ty con là Công ty CP dược phẩm FPT Long Châu (FPT Pharma) có vốn điều lệ 100 tỷ đồng.

Theo đó, FPT Retail sẽ nắm 75% vốn của FPT Pharma, tương đương giá trị 75 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật của FPT Pharma là bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch của FPT Retail.

FPT Retail có tham vọng sẽ mở thêm 100 nhà thuốc, kiểm soát 30% thị phần thị trường dược phẩm tại Việt Nam.

Năm 2019, bà Nguyễn Bạch Điệp đã được vinh danh trong danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam của Forbes Việt Nam. Ngoài ra, tháng 9/2020, bà Bạch Điệp lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Chân dung tân Thứ trưởng Bộ xây dựng Bùi Xuân Dũng

Ông Bùi Xuân Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICME) vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ ...

Soi cơ ngơi vạn tỷ của đại gia Lã Quang Bình trước biến cố lớn

Trước khi bị cơ quan yêu cầu xác minh tài sản, doanh nhân Lã Quang Bình được biết đến là Chủ tịch HĐQT của nhiều ...

Những “bông hoa” 9x tài sắc vẹn toàn trên thương trường

Không chỉ có ngoại hình xinh đẹp, các nữ doanh nhân trẻ còn gây ấn tượng lớn với người xung quanh bởi thành tích học ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán