Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường UPCoM tháng 5/2024 có diễn biến sôi động với thanh khoản tăng mạnh so với tháng trước. Khối lượng giao dịch bình quân đạt xấp xỉ 82,09 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 1.327 tỷ đồng/phiên, tăng 67,84% về khối lượng giao dịch và tăng 93,43% về giá trị giao dịch so với tháng 4/2024.
Trong đó, phiên giao dịch có khối lượng giao dịch cao nhất tháng đạt 205,5 triệu cổ phiếu tại ngày 22/5/2024. Phiên có giá trị giao dịch cao nhất tháng với hơn 3.051 tỷ đồng thuộc về phiên giao dịch ngày 30/5/2024. Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tháng 5/2024 đạt 95,88 điểm, tăng 8,02% so với cuối tháng 4/2024.
Về biến động giá cổ phiếu, tăng giá mạnh nhất trong tháng 5 là mã ALV của Công ty CP Xây dựng ALVICO với giá đóng cửa cuối kỳ đạt 10.900 đồng/cổ phiếu, tăng 122,45% so với cuối tháng trước. Tiếp theo là cổ phiếu BSD của Công ty CP Bia, Rượu Sài Gòn tăng 106,9% lên 15.100 đồng. Cổ phiếu VLP của Công ty CP Công trình Công cộng Vĩnh Long với giá đóng cửa đạt 200 đồng, tăng 100% so với cuối tháng trước. Tuy nhiên, cổ phiếu VLP trong tháng chỉ có duy nhất 1 phiên giao dịch tăng từ 100 đồng lên 200 đồng với 600 cổ phiếu được chuyển nhượng trong ngày 15/5.
Ngoài ra trong nhóm tăng giá mạnh nhất còn có cổ phiếu SAC của Công ty CP Xếp dỡ và Dịch vụ Sài Gòn tăng 82,6% lên 21.000 đồng, cổ phiếu AAH của Công ty CP Hợp nhất tăng 93,9% lên 6.400 đồng.
Về khối lượng giao dịch, 5 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trong tháng là ABB, BSR, MSR, AAH, VGT với khối lượng giao dịch lần lượt là 223 triệu, 206 triệu, 132 triệu, 118 triệu, và 72 triệu cổ phiếu.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh so với tháng 4/2024 với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.569 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 567,75% so với tháng trước. Trong đó, giá trị mua vào đạt 937 tỷ đồng và bán ra 4.632 tỷ đồng, tính chung trong tháng 5/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng xấp xỉ 3.694 tỷ đồng. Các cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất là ACV, QNS, DDV, MCH, VEA. Các cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài bán nhiều nhất là MSR, ABB, VEA, BSR, ACV.
Giao dịch của khối tự doanh các công ty chứng khoán đạt 40 tỷ đồng, giảm hơn 36,8% so với tháng 4/2024, trong đó giá trị mua vào đạt 27,91 tỷ đồng, bán ra đạt 12,08 tỷ đồng. Trong tháng 5, thị trường UPCoM đón nhận thêm 8 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới và có 1 doanh nghiệp hủy đăng ký giao dịch do hủy tư cách công ty đại chúng, tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường này là 878 doanh nghiệp vào cuối tháng 5 với giá trị đăng ký giao dịch đạt hơn 438 nghìn tỷ đồng. Giá trị vốn hóa thị trường tại ngày cuối tháng 5/2024 đạt 1.477,3 nghìn tỷ đồng, tăng 18,35% so với cuối tháng 4/2024.
Theo các chuyên gia chứng khoán, bắt đầu vận hành từ năm 2009, đến nay sau gần 15 năm, thị trường UPCoM đã thực sự trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp và ngày càng hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường UPCoM tạo ra môi trường giao dịch chứng khoán công khai, minh bạch, an toàn đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết. Nhiều ý kiến chuyên gia khẳng định, với sự phát triển ngày càng ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam, thì thị trường UPCoM tiếp tục có sức hấp dẫn trong những năm tới đối với các nhà đầu tư tổ chức và là nơi tìm kiếm nguồn vốn cho doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh.
Vốn hóa vượt 8 tỷ USD, doanh nghiệp sàn UPCoM chỉ còn xếp sau Vietcombank và BIDV Vốn hóa chủ đầu tư cho siêu dự án sân bay Long Thành tăng gần 15.900 tỷ đồng sau một phiên, hiện chỉ xếp sau ... |
Cổ phiếu DPC nổi sóng ngày về UPCoM 2,2 triệu cổ phiếu DPC giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 28/5 theo chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội... |
Một cổ phiếu sàn UPCoM bật tăng 100% kể từ đầu năm, vốn hóa vượt mặt loạt “ông lớn” VPB, FPT, VNM,... Kết phiên 3/4, sau khi cổ phiếu tăng kịch biên độ, vốn hóa thị trường doanh nghiệp này vượt qua một loạt tên tuổi như: ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|