Đi tìm nguyên nhân khiến VN-Index bất ngờ "tụt áp"

(Banker.vn) Chỉ trong chưa đầy 2 tiếng giao dịch phiên đầu tuần, chỉ số chính VN-Index đã sụt giảm hơn 35 điểm, áp lực bán mạnh mẽ được dự báo sẽ còn tiếp tục trong phiên chiều...

Phiên giao dịch đầu tuần mới, chỉ số VN-Index bất ngờ bị bán tháo mạnh. Chỉ trong 2 tiếng giao dịch, VN-Index đã đánh rơi gần 36 điểm (-2,84%) và lao về mốc 1.227,87 điểm. Dòng tiền bắt đáy nhanh chóng xuất hiện để đỡ lấy thị trường nhưng vẫn không thể cản được sự vượt trội của áp lực bán. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng điều chỉnh 5,66 điểm (-2,36%) để lùi về 233,87 điểm, còn UPCoM-Index giảm 1,8 điểm (-1,97%) xuống 89,55 điểm.

Sắc đỏ bao phủ bảng điện tử và lan ra khắp các nhóm ngành. Toàn thị trường sáng nay chứng kiến 637 cổ phiếu giảm (21 cổ phiếu giảm sàn), 826 cổ phiếu giữ tham chiếu và chỉ 107 cổ phiếu tăng giá (14 cổ phiếu tăng trần). Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay đỏ lửa với toàn bộ 30/30 mã điều chỉnh giảm.

Khối ngoại cũng có tác động lên đợt điều chỉnh của chỉ số khi bán ròng trên 400 tỷ đồng, tập trung bán DGC (-122 tỷ đồng), VHM (-105 tỷ đồng), VPB (-67 tỷ đồng). Trái lại, DIG là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với 117 tỷ đồng.

Đi tìm nguyên nhân khiến VN-Index bất ngờ
Chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên giao dịch sáng 18/3

Lý giải về hiện tượng "tụt áp" của VN-Index sáng nay, theo giới chuyên gia, nhìn chung áp lực chốt lời là dễ hiểu khi thị trường đã có giai đoạn tăng dài trước đó mà chưa có nhịp điều chỉnh nào thực sự rõ rệt. VN-Index tăng gần 12% từ đầu năm, cùng với đó là rất nhiều cổ phiếu tăng bằng lần, vượt đỉnh lịch sử,… Việc thị trường giảm mạnh một phần xuất phát từ lo ngại rủi ro VN-Index hình thành mô hình 2 đỉnh khiến tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng phân tích - Nghiên cứu Chứng khoán Agriseco cho rằng thị trường sẽ phải tiếp tục trải qua những nhịp tăng/giảm với biên độ rộng trong tuần tới trước khi xuất hiện xu hướng rõ ràng hơn do vùng 1.280-1.300 điểm được đánh giá là ngưỡng cản khá mạnh của VN-Index. Bên cạnh đó, những chỉ báo về động lượng đang có phần suy yếu cho thấy chỉ số sẽ cần thời gian tích lũy trở lại nếu như muốn tiếp tục xu hướng tăng điểm chủ đạo. Rủi ro thiết lập mô hình hai đỉnh chỉ được thực sự tính đến trong kịch bản ngưỡng hỗ trợ đáng lưu ý 1.250 điểm bị phá vỡ.

Bên cạnh đó, áp lực bán ròng gia tăng của khối ngoại thời gian gần đây cũng là yếu tố cản chân thị trường. Dù triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá cao nhưng trong ngắn hạn dòng vốn này khó tránh khỏi ảnh hưởng bởi xu hướng chung trên thế giới. Động thái bán ròng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian khoảng 2 tuần qua theo ông Huy là diễn biến tiêu cực dễ hiểu.

Ở cấp vĩ mô, một số ý kiến cho rằng nguyên nhân giảm điểm của thị trường tới từ những thông tin tại phiên họp thứ 31 của Quốc hội sáng nay với nội dung chính thuộc lĩnh vực tài chính. Cụ thể trong sáng nay, vấn đề liên quan đến các công ty bảo hiểm được đề cập nhiều nhất.

Chất vấn tại phiên họp, đại biểu Đặng Bích Ngọc của tỉnh Hòa Bình cho biết, thời gian qua thị trường bảo hiểm đã thể hiện được vị trí, vai trò đối với phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quá trình hoạt động, thị trường bảo hiểm còn phát sinh nhiều bất cập, gây dư luận xấu trong Nhân dân, mong Bộ trưởng Bộ Tài Chính cho biết hiện nay có bao nhiêu công ty bảo hiểm, trong đó hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài?

Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng cho biết mục tiêu phát triển và giải pháp để quản lý các công ty bảo hiểm thời gian tới nhằm hạn chế những bất cập trong thời gian qua. Về chất vấn của đại biểu đối với thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng cho biết, hiện có 82 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có 19 công ty bảo hiểm nhân thọ; có 31 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Các công ty đóng góp cho nền kinh tế khoảng gần 700 ngàn tỷ. Doanh thu bảo hiểm trong năm 2023 giảm đi 8% so với năm 2022, trong đó, bảo hiểm nhân thọ giảm khoảng 13%, nhưng bảo hiểm phi nhân thọ giảm gần 3%. Như vậy, nhu cầu của người dân mua bảo hiểm nhân thọ để tích lũy đảm bảo cho cuộc sống lâu dài giảm đi.

Đi tìm nguyên nhân khiến VN-Index bất ngờ
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn sáng 18/3

Vấn đề khung giá điện gió, điện mặt trời cũng được các đại biểu đưa ra chất vấn.

Liên quan đến trách nhiệm xây dựng khung giá cho điện gió, điện mặt trời, phát biểu tại phiên chất vấn, đại biểu Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) cho biết, theo quy định của Luật Điện lực, Bộ Công thương là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp xây dựng khung giá bán lẻ, khung giá phát điện, khung giá bán buôn, giá truyền tải điện. Đã có một thời gian rất dài nhiều cơ sở điện gió, điện mặt trời xây dựng xong nhưng không có khung giá để hòa điện.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết đã có trách nhiệm và đã thực hiện trách nhiệm này như thế nào trong việc xây dựng khung giá cho điện gió, điện mặt trời cũng như khung giá bán lẻ?

Bên cạnh đó, theo Luật Giá, việc khai giá và việc hình thành cơ sở dữ liệu về giá là công cụ quan trọng để quản lý thị trường giá để đảm bảo lành mạnh và minh bạch. Đây cũng là một cơ sở quan trọng để tạo ra nguồn dữ liệu cho việc thẩm định giá.

Trong thời qua, nhiều cơ quan thẩm định giá từ chối không thẩm định do không có cơ sở dữ liệu chắc chắn. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết việc kê khai và hình thành cơ sở dữ liệu về giá như thế nào?

Vấn đề các công ty xổ số cũng đang được các đại biểu quan tâm chất vấn.

Quỹ ngoại ETF bị rút ròng hàng chục triệu USD trong vòng 1 tháng

Trong vòng 1 tháng, 1 quỹ ETF ngoại lâu đời bậc nhất thị trường chứng khoán Việt Nam bị rút gần 23 triệu USD.

Novaland (NVL) "từ chối" lời mời tham gia phiên xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát của TAND TP.HCM

Phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát có kế hoạch kéo dài 2 tháng, Novaland (NVL) được mời tham gia với tư cách ...

Hàng tỷ cổ phiếu dự kiến đổ bộ thị trường, có nên "ôm" để chờ cổ tức?

Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 15 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đang có kế hoạch phát hành thêm tổng cộng gần 8,5 ...

Linh Đan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục