Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ông Tô Hải, Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, năm 2023-2024, VCSC vẫn chưa có kế hoạch thoái vốn tại Sữa Quốc tế (IDP) và Napas vì đây là hai khoản đầu tư chiến lược, kỳ vọng đạt giá cao hơn.
Theo ông Hải, VCSC đầu tư vào IDP khoảng 3 năm trước, nắm khoảng 15% vốn, tổng giá trị khoản mục đầu tư là 400 tỷ đồng. Gần đây, IDP có hoạt động phát hành thêm và có các cổ đông IDP (chủ yếu cán bộ nhân viên IDP) có đăng ký bán cho quỹ đầu tư trụ sở chính ở Singapore, giá bán 258.000 đồng/cp.
Chia sẻ về việc có tham gia tư vấn thương vụ bán 15% vốn VPB cho đối tác Nhật Bản hay không, ông Hải cho biết, 2 bên làm việc trực tiếp nên VCSC không nhận lợi ích kinh tế từ thương vụ này.
Năm 2023, VCSC đặt kế hoạch doanh thu hoạt động 3.246 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng. Ông Hải đánh giá là cực kỳ tham vọng, vì 3 tháng đầu năm, lợi nhuận chưa tới 100 tỷ đồng, tức 9 tháng còn lại phải đạt trên 900 tỷ đồng.
Chứng khoán Bản Việt cho rằng lãi 1.000 tỷ đồng trong năm 2023 là rất mong manh. |
Ông Hải vẫn nhìn nhận khả năng thực hiện kế hoạch rất mong manh (nếu không bán các khoản đầu tư), chỉ có khoảng 20% khả thi nhưng vẫn đang quyết tâm thúc bộ máy cùng hoàn thành. Nhiều công ty chứng khoán khác lập kế hoạch cũng “thê thảm”. Năm 2023, quy mô, giá trị giao dịch sẽ còn thấp hơn cả năm 2022.
Theo đó, kế hoạch lãi 1.000 tỷ đồng là cực cao. Vốn chủ sở hữu VCSC gần 6.400 tỷ đồng, nếu không bán đầu tư dài hạn thì phải loại 3.500 tỷ đồng không đóng góp vào lợi nhuận. Đồng nghĩa, vốn chủ sở hữu của VCSC còn khoảng 3.000 tỷ đồng để tạo ra lợi nhuận 1.000 tỷ đồng, tương ứng phải đạt tỷ suất lợi nhuận thực tế vào khoảng 33% vốn chủ sở hữu – con số rất cao trong ngành tài chính nói chung.
Năm 2022, VCSC đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng - nếu đạt, là một sự kỳ diệu vì đặt kế hoạch theo quy mô thị trường 2021 là cực khó. Thực tế, VCSC chỉ hoàn thành 55,8% kế hoạch, đây là lần thứ 2 trong 12 năm qua VCSC không hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
Tuy nhiên, chỉ số ROE của VCSC vẫn duy trì cao, nhưng không như các năm trước, ở mức 16,8%. Ông Hải cho rằng, kết quả ROE này đại diện cho tương lai, giai đoạn tới sẽ thách thức, khó khăn hơn.
Trong khi đó, với mảng môi giới chứng khoán, năm 2022 thị trường không thuận lợi, chỉ số VN-Index giảm khoảng 34%. Xét về thị phần môi giới, Top 10 thị phần môi giới trên HOSE vẫn giữ tương đối, khoảng 66,84%. Trong đó, VCSC có thị phần khoảng 4,72%, có khoảng hơn 147.000 tài khoản chứng khoán hoạt động; tăng 96% so với năm 2021. Doanh thu môi giới trong nước khoảng 458 tỷ đồng (giảm mạnh so với năm 2021 là 770 tỷ đồng) do quy mô giao dịch trên thị trường chung giảm.
Năm 2022, VCSC tiếp tục đứng đầu thị phần môi giới nước ngoài với 25%.
Với mảng trái phiếu, thị trường trái phiếu gần như “đóng băng” sau các sự kiện Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát và Nghị định 65 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153. Nhiều doanh nghiệp tái cấu trúc dư nợ và mua lại khoảng 164 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong 11 tháng năm 2022, tăng khoảng gấp rưỡi so cùng kỳ.
Trong năm 2022, phòng trái phiếu VCSC đã thực hiện tư vấn thành công cho nhiều doanh nghiệp đầu ngành với tổng giá trị trái phiếu phát hành hơn 2.000 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên cuối tháng 3 cổ phiếu VCI đóng cửa ở mức 32.100 đồng/cp.
Dự phóng lợi nhuận tăng trưởng, định giá nào cho cổ phiếu ACB? Trong báo cáo mới đây, Công ty chứng khoán Bản Việt – VCSCnâng dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2023 của Ngân hàng Á ... |
Định giá hấp dẫn, Agriseco gợi ý chiến lược đầu tư cổ phiếu STB trong ngắn hạn Mặt bằng giá cổ phiếu STB đã giảm 30% so với đỉnh (đầu năm 2022), định giá cổ phiếu STB hiện ở mức P/B 1,22 ... |
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) không tham gia tư vấn thương vụ VPBank Tại ĐHĐCĐ ngày 30/3 của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), khi cổ đông hỏi về tin đồn VCSC tham gia thương vụ SMBC mua 15% ... |
Phúc Lâm
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|