Nếu giao dịch thành công, Công ty Dệt may Thành Công sẽ chính thức là chủ sở hữu trực tiếp dự án của Công ty TNHH Dệt may SY Vina. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về dự án, công suất vẫn không được tiết lộ.
Được biết, tại thời điểm 31/12/2023, E-Land Asia Holdings Pte., Ltd đang là cổ đông lớn nhất sở hữu 46,96% vốn điều lệ và đồng thời cũng là công ty mẹ tại Công ty Dệt may Thành Công.
Dệt may Thành Công sẽ dùng 467,95 tỷ đồng (chưa gồm thuế VAT) để nhận dự án đầu tư của Công ty TNHH Dệt may SY Vina |
Vừa qua, Dệt may Thành công đã cập nhật thông tin về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh tháng 1/2024. Theo đó, trong tháng đầu năm, doanh thu của Dệt may Thành Công đạt hơn 14,3 triệu USD (tương ứng 353 tỷ đồng), tăng 43% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 977 USD (khoảng 24 tỷ đồng), tăng 62% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp này trong 9 tháng trở lại đây, kể từ tháng 5/2023.
Được biết, doanh thu dệt may của doanh nghiệp đến từ 3 mảng chính, trong đó sản phẩm may chiếm 75% cơ cấu, theo sau là vải (14%) và sợi (8%).
Kết quả kinh doanh tháng 1/2024 của Dệt may Thành Công |
Về tình hình đơn hàng, hiện Dệt may Thành Công đã vượt kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý I/2024 và đã nhận khoảng 80% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý II. Theo dự báo tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2024 và tình hình tiếp nhận đơn hàng hiện tại, doanh nghiệp kỳ vọng tình hình đơn hàng xuất khẩu sẽ khả quan hơn so với năm 2023 vừa qua.
Cần biết, trong năm 2023 vừa qua, doanh thu của Dệt may Thành Công đã giảm 23%, đạt xấp xỉ 3.300 tỷ đồng. Luỹ kế năm 2023, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp gần 132 tỷ đồng, giảm 53% so với năm trước, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017. Doanh thu hao hụt, lợi nhuận “chạm đáy", doanh nghiệp không thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2023 khi chỉ thực hiện được 85% chỉ tiêu doanh thu cùng 55% kế hoạch lợi nhuận.
Trở lại với tình hình kinh doanh tháng 1/2024, Dệt may Thành Công cho hay, châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chủ đạo của doanh nghiệp này khi chiếm tới 74,9% tỷ trọng doanh thu. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Nhật Bản (28,61%), kế đến là Hàn Quốc (22,93%) và Trung Quốc (9,99%). Khu vực xuất khẩu mang về doanh thu cao thứ hai là thị trường châu Mỹ với tỷ trọng 20%, trong đó Mỹ chiếm 12,41% còn Canada chiếm 7,43%.
Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 4,8% tổng doanh thu. Dệt may Thành Công chi biết, doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu theo điều kiện FOB và nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa theo điều kiện CIF. Do đó, tình hình khủng hoảng Biển Đỏ trong thời gian quá ít ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển cũng như thời gian giao hàng doanh nghiệp này.
“Tình hình xuất nhập khẩu của công ty vẫn diễn ra bình thường và không gặp những rào cản hay khó khăn nào về ảnh hưởng của tình hình xung đột tại Biển Đỏ đã và đang diễn ra trong thời gian qua”, đại diện Dệt may Thành Công nhấn mạnh.
Lời khẳng định của Dệt may Thành Công cũng như kết quả kinh doanh được công bố nói trên được xem là tín hiệu lạc quan, bắt nhịp cho sự “vực dậy” của doanh nghiệp sau một năm làm ăn kém sắc.
Trên thực tế, nhiều nhiều tổ chức tài chính dự báo, mặc dù triển vọng đơn hàng trong năm nay của ngành dệt may Việt Nam sẽ ở mức tích cực hơn nhưng các thách thức vẫn đang hiện hữu, đặc biệt tình trạng căng thẳng tại Biển Đỏ sẽ tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quý I/2024.
Trong đó, Quỹ đầu tư VinaCapita lưu ý, nhu cầu từ thị trường Mỹ còn yếu sẽ kìm hãm quá trình phục hồi của ngành dệt may Việt Nam. Đơn vị này cũng dẫn các nguồn tin thị trường cho biết, các đối tác quốc tế đã thông báo cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam về việc chuẩn bị đón lượng đơn hàng lớn hơn trong năm nay, nhưng các đơn hàng này lại được chia nhỏ hoặc ở dưới dạng đơn giao gấp nhiều hơn thay vì kế hoạch nhập hàng trước từ 6 - 12 tháng như trước đây.
Triển vọng ngành dệt may phục hồi Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) dự báo, nhu cầu dệt may thế giới năm 2023 giảm 8 - 10%, ảnh hưởng xấu hoạt động xuất khẩu dệt may của nước ta trong năm nay và cả những tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, xuất, nhập khẩu dệt may đang có những chuyển biến tích cực. Gần đây, các đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước đó. Thêm vào đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU cũng khởi sắc hơn. Dự kiến, đơn đặt hàng của ngành dệt may sẽ được cải thiện dần từ quý 4/2023. Cùng quan điểm, SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành dệt may với điểm nhấn đơn đặt hàng dự kiến tăng từ Quý 4/2023. Theo đó, dự báo đơn đặt hàng đối với ngành dệt may Việt Nam sẽ phục hồi từ quý 4/2023. Đơn đặt hàng với khối lượng nhỏ hơn và thời gian giao hàng nhanh hơn (thời gian giao hàng trước đây lên tới 2 tháng và bây giờ có thể rút ngắn xuống còn 3 - 4 tuần) sẽ kéo dài đến năm 2024. Cùng chiều, báo cáo vĩ mô của CTCK Bảo Việt (BVSC) cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp của các ngành dệt, sản xuất sợi, sản xuất kim loại, sản xuất sắt thép gang, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế đã có diễn biến tăng mạnh trở lại so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp của các ngành sản xuất gỗ, sản xuất trang phục đã quay trở lại tăng trưởng trong quý cuối năm 2023. |
Ngày 9/11, hơn 36 triệu cổ phiếu HTG chào sàn HOSE với giá 31.900 đồng Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có quyết định về việc niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu HTG của ... |
Dệt may Thành Công (TCM): Doanh thu, lợi nhuận 10 tháng đầu năm 2023 đồng loạt "đi lùi" Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công, HOSE: TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng ... |
Kết quả kinh doanh tháng 10 sụt giảm, TCM chờ tín hiệu từ thị trường đầu năm 2024 CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 10/2023 với hai danh ... |
Tiểu Vy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|