Đề xuất sớm sửa đổi Nghị định 132 nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất

(Banker.vn) Theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc sửa đổi Nghị định 132 là nhiệm vụ vô cùng cấp bách, có ý nghĩa sống còn với hàng nghìn doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có tín hiệu liên quan đến việc sửa nghị định này...

Tại Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi Nghị định số 132 nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất liên quan đến quy định quản lý thuế đối với giao dịch có liên kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2023.

Đề xuất sớm sửa đổi Nghị định 132 nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc sửa đổi Nghị định 132 là nhiệm vụ vô cùng cấp bách, có ý nghĩa sống còn với hàng nghìn doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có tín hiệu liên quan đến việc sửa nghị định này.

Thậm chí, theo tiến độ đặt ra tại công văn số 7725 ngày 18/10/2023 của Tổng cục Thuế, phải đến tháng 8/2024, Bộ mới trình Chính phủ dự thảo sửa đổi nghị định.

Lãnh đạo một doanh nghiệp chia sẻ: Hàng nghìn doanh nghiệp Việt đang đứng bên bờ vực vì thiếu vốn. Tuy nhiên, theo Nghị định 132, vốn vay lại không được tính vào chi phí hợp lệ nên nhiều doanh nghiệp không dám vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân khiến hệ thống ngân hàng thừa tiền mà không thể cho vay.

Điều này càng làm cho doanh nghiệp lao đao hơn, tạo rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

"Nghị định 132, sau một thời gian thực hiện, đã phát sinh nhiều hạn chế, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Các bất cập cần được nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn hiện nay, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo đà thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính minh bạch và đồng bộ trong việc thực thi pháp luật", lãnh đạo doanh nghiệp này bày tỏ.

Nghị định số 20 năm 2017 quy định về Quản lý thuế đối với các công ty có giao dịch liên kết ra đời nhằm thay thế quy định hiện hành về giá giao dịch liên kết (Thông tư 66/2010/TT-BTC), từ đó xác lập các quy định đầy đủ hơn về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết tại Việt Nam...

Song, các quy định còn nhiều bất cập, đặc biệt là quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 20% gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Do đó, Nghị định số 68 ngày 24/6/2020 đã sửa đổi khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20 là nâng tỷ lệ khống chế chi phí lãi vay được trừ (từ 20% lên 30%).

Nghị định 132 tiếp tục kế thừa quy định nêu trên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đề xuất tăng mức khống chế chi phí lãi vay để phù hợp với tình hình mới.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đã có 106/111 quy hoạch được thẩm định, phê duyệt

Đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Công ...

Tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Ngày 4/11/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp ...

Triển khai các biện pháp khắc phục tình trạng quy hoạch treo, dự án treo

Bộ Xây dựng đã ban hành Kế hoạch, trong đó đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ về Quy hoạch xây dựng, quy hoạch ...

PV

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục