Vingroup trao tặng 1.000 máy thở cho Nga, Ucraina và Singapore Việt Nam – Ucraina: Hợp tác kinh tế, thương mại phát triển tích cực Nhận diện thách thức và cơ hội tại thị trường châu Âu |
Xuất khẩu vẫn có tín hiệu tích cực
Tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu tổ chức tại Italia ngày 19/7, ông Hoàng Đình Chại, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ucraina đã có những tổng kết về nền kinh tế Ucraina trong thời gian qua và cung cấp những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, hơn hai năm chiến tranh đã thay đổi đáng kể nền kinh tế và tiềm năng kinh tế của Ucraina. Nếu vào năm 2023, nền kinh tế Ucraina hồi phục sau cú sốc ban đầu và tăng tiêu dùng đáng kể nhờ kích thích tài chính mạnh mẽ (thể hiện ở mức thâm hụt ngân sách thực tế hơn 20% GDP trong 2 năm liên tiếp), thì khả năng duy trì như cũ tốc độ phục hồi vào năm 2024 là rất đáng nghi ngờ.
Thêm vào đó, vào cuối năm 2024, nợ công của Ucraina được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục chưa từng có, lên tới 95% GDP. Mặc dù phần lớn là các khoản vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất tương đối thấp đối với chi tiêu chính phủ, nhưng với khối lượng lớn, Ukraina sẽ trở thành một quốc gia có rất nhiều nợ nần và phải tiếp tục tìm kiếm nguồn cho vay sau chiến tranh.
Theo các nhà dự báo kinh tế, dù chiến tranh nhưng Ucraina vẫn có khả năng tăng trưởng khoảng 4,6% vào năm 2024 và nếu chiến tranh kết thúc vào năm 2024, ngay trong năm tiếp theo (2025), tăng trưởng GDP thực tế được dự đoán trung bình ở mức 5%. Đến năm 2027, GDP sẽ bằng 91% mức năm 2021. Trong trường hợp chiến tranh vẫn kéo dài, con số này sẽ là 88%. Một số hy vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vào năm 2024 được đặt vào xuất khẩu, đặc biệt là việc mở rộng phạm vi hàng hóa xuất khẩu đi qua hành lang biển.
Kỳ vọng xuất khẩu chính của Ucraina năm 2024 liên quan đến việc mở rộng phạm vi hàng hóa đi qua hành lang biển - Ảnh minh họa |
Công nghiệp, năng lượng sẽ là những lĩnh vực chủ công trong hợp tác
Theo Cơ quan Hải quan Ucraina, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ucraina trong năm 2023 đạt 592,679 triệu USD, tăng hơn 40% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ucraina năm 2023 đạt 524.116 triệu USD, tăng hơn 10% so với cả năm 2022. Nhập khẩu từ Ucraina đạt 61.196 triệu USD, giảm hơn 30% so với năm 2022.
Thông tin tại Hội thảo, ông Hoàng Đình Chại, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ucraina cho biết, dù kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước tăng trưởng, nhưng hiện nay, các công hàng của doanh nghiêp xuất khẩu Việt Nam và nhập khẩu Ucraina vẫn chưa tin tưởng lẫn nhau, nhất là doanh nghiệp Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho việc hợp tác thương mại giữa hai nước, đặc biệt trong triển khai các hợp đồng đã ký kết đang vướng mắc và trì trệ. Trong bối cảnh này, các hợp đồng ký kết mới vẫn sẽ được hai bên quan tâm nhưng cần cân nhắc rất kỹ.
Những nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam sang Ucraina sau xung đột, chắc chắn vẫn là những mặt hàng thiết yếu mà các doanh nghiệp và nhà nước ưu tiên nhập khẩu để tái thiết đất nước, như: Máy phát điện, thiết bị điện, tivi…; giày dép; dệt may; chè và cà phê; thủy sản; sắt thép, tấm và pin năng lượng mặt trời
Chính vì vậy, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ucraina đề nghị trong thời gian tới, khi xung đột kết thúc, Bộ Công Thương cần nghiên cứu, tổ chức các đoàn công tác sang Ukraina để tìm hiểu cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực luyện kim, năng lượng, công nghệ môi trường, nhiệt điện, thủy điện, công nghệ titan, ….
Ngoài ra, hai nước cũng cần đẩy mạnh kinh tế đối ngoại bằng các hoat động thiết thực như Hỗ trợ phòng Công nghiệp - Thương mại Ucraina tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ucraina tại Việt Nam trong năm 2024; hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp Ucraina tìm đối tác Việt Nam thuộc diện quản lý của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cần tổ chức đoàn các cấp sang thị trường, trước mắt là cấp Vụ để nghiên cứu họp Ủy ban Liên Chính phủ mà hai nước đã ngừng trong suốt thời gian qua.