Đề xuất làm tuyến cao tốc mới, có thể rút ngắn tới 50 km từ cửa khẩu Cao Bằng về Hà Nội

(Banker.vn) Khi hoàn thiện, tuyến cao tốc này có thể rút ngắn cung đường từ cửa khẩu tỉnh Cao Bằng về Hà Nội khoảng 50 km. Tuyến đường này hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá về kết nối hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Bắc.

Đề xuất đầu tư tuyến cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng

UBND tỉnh Cao Bằng vừa gửi văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vào danh mục đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 và đảm nhận vai trò chủ quản thực hiện dự án. Dự án này nhằm hiện thực hóa Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất Bộ GTVT đảm nhận vai trò chủ quản và bố trí vốn cho Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng
UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất Bộ GTVT đảm nhận vai trò chủ quản và bố trí vốn cho Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng

Tuyến cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng nằm trên trục cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng (CT07), một trong những tuyến cao tốc hướng tâm quan trọng nối liền TP. Cao Bằng, TP. Bắc Kạn với Thủ đô Hà Nội. Đoạn từ Hà Nội đến huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) đã được đưa vào sử dụng, trong khi đoạn từ Chợ Mới đến TP. Bắc Kạn đang được Bộ GTVT triển khai thủ tục đầu tư giai đoạn 2024 - 2026. Tuyến cao tốc từ Bắc Kạn đến Cao Bằng dự kiến được đầu tư sau năm 2030.

Tuy nhiên, theo điều chỉnh của Quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, đoạn tuyến cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng có thể được đẩy nhanh thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030, phù hợp với Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Rút ngắn 50 km từ Hà Nội đi cửa khẩu Cao Bằng

Hiện tại, UBND tỉnh Cao Bằng đang lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030. Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư hạ tầng lớn trong khi ngân sách trung ương phân bổ cho tỉnh còn hạn chế, Cao Bằng gặp khó khăn trong việc huy động vốn cho dự án. Vì vậy, UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất Bộ GTVT đảm nhận vai trò chủ quản và bố trí vốn cho Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng.

Trước đó, UBND tỉnh Bắc Kạn cũng đã gửi văn bản đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư tuyến cao tốc này, đồng thời cam kết phối hợp với Bộ GTVT để cung cấp hồ sơ và công tác chuẩn bị đầu tư.

Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng được kỳ vọng sẽ kết nối trực tiếp giữa tỉnh Cao Bằng với thủ đô Hà Nội, giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển từ cửa khẩu tỉnh Cao Bằng về Hà Nội khoảng 50 km so với lộ trình hiện tại qua Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển mà còn tăng cường kết nối giao thương với các cửa khẩu lớn ở khu vực Đông Bắc như Trà Lĩnh, Tà Lùng.

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ tạo thành mạng lưới giao thông liền mạch với các tuyến cao tốc khác trong khu vực miền Bắc như: CT.05, CT.09, CT.10 và CT.15, góp phần hoàn thiện hệ thống cao tốc miền Bắc. Tuyến đường này không chỉ tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Đông Bắc mà còn góp phần quan trọng trong việc kết nối giao thông giữa Việt Nam với Trung Quốc qua các cửa khẩu quốc tế.

Cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng: 18.000 tỷ đồng cho dự án "con đường huyết mạch" kết nối 2 tỉnh miền núi

UBND tỉnh Bắc Kạn đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng, một trục giao thông ...

Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành: Vingroup bắt tay Techcombank nghiên cứu dự án

Tỉnh Đắk Nông đang nỗ lực giải quyết các vướng mắc quy hoạch để triển khai dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. ...

Tập đoàn Sơn Hải "chơi lớn" với Dự án cao tốc 25.000 tỷ Nha Trang - Đà Lạt

Dự án cao tốc Nha Trang – Đà Lạt do Tập đoàn Sơn Hải đề xuất với tổng mức đầu tư 25.000 tỷ đồng, đang ...

Nguyễn Thanh

Nguyễn Thanh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục