Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học do mưa lớn Đà Nẵng: Tránh bão số 4, học sinh nghỉ học, dừng họp chợ, công nhân nghỉ làm |
Phụ huynh đồng tình
Mới đây, tại hội nghị giao ban khối trung học của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nhiều hiệu trưởng nêu đề xuất cho học sinh nghỉ học thứ 7; đồng thời cho hay, đây cũng là nguyện vọng của một bộ phận phụ huynh và học sinh.
Lý do có đề xuất này là vì học sinh tiểu học được nghỉ ngày thứ 7 nhưng lên cấp THCS và THPT, các em phải học ngày thứ 7 để đảm bảo khung chương trình. Nhiều phụ huynh được nghỉ ngày thứ 7 cũng muốn con được nghỉ ngơi hoặc có thời gian học năng khiếu, chơi thể thao, đi chơi cùng gia đình vào cuối tuần... nên mong muốn con chỉ học từ thứ 2 đến thứ 6, chấp nhận việc tăng khối lượng tiết học các ngày trong tuần.
Việc đề xuất cho học sinh nghỉ thêm ngày thứ 7 mang lại niềm vui lớn đối với nhiều bạn học sinh cũng như giáo viên và phụ huynh. Vì có thêm một ngày nghỉ, các em sẽ có thêm thời gian vui chơi và có thể bổ sung kiến thức bằng cách tự học ở nhà vào thời gian phù hợp.
Đề xuất cho học sinh nghỉ học ngày thứ 7 được một bộ phận phụ huynh và học sinh ủng hộ |
Đồng thời, giáo viên cũng có thêm thời gian để nghỉ ngơi và chuẩn bị tốt cho các bài giảng trước khi bước vào tuần học mới.
Khi đón nhận thông tin trên, nhiều phụ huynh rất đồng tình, chị Đỗ Thu Hằng có con học tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) hết sức vui mừng và mong muốn phương án sớm trở thành hiện thực.
Chị Hằng bày tỏ, các trường học nên xem xét có phương án điều chỉnh số tiết phù hợp trong tuần, để học sinh có thể nghỉ thêm được ngày thứ Bảy. Đối với những trường công lập, có thể dồn hết các môn học vào trong tuần. Tuy nhiên, để sắp xếp được số tiết hợp lý thì nhà trường sẽ hơi vất vả.
Chị Lê Thanh Hà (Cầu Giấy) cũng mong muốn con được nghỉ ngày thứ 7 để có thêm thời gian nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động khác. "Cả tuần con học vất vả nên chỉ muốn con có thêm thời gian nghỉ. Con đi học đồng nghĩ với việc mẹ cũng phải đưa đón cuối tuần, ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của gia đình", chị Hà cho hay.
Tương tự, chị Hà Thu Trang, có con học Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cũng chia sẻ: "Phương án nghỉ học ngày thứ 7 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh hoàn toàn khả quan với các trường học trên địa bàn Hà Nội. Nếu phương án nghỉ học ngày thứ 7 được thực hiện thì khỏe cả thầy cô, phụ huynh và học sinh".
Không chỉ các phụ huynh, học sinh vui mừng vì có thêm thời gian cho gia đình và con cái nghỉ ngơi, tránh áp lực học tập quá nhiều, mà nhiều thầy cô cũng rất ủng hộ. Cô Nguyễn Lương Thiện, giáo viên môn Kinh tế pháp luật, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội bày tỏ: "Với lịch hiện tại có thầy đi từ 6h30 sáng đến 6h30 chiều mới về đến nhà, kéo dài cả 1 tuần. Thậm chí có những hoạt động đột xuất diễn ra vào chủ nhật. Cá nhân tôi mong được nghỉ ngày thứ 7. Nhưng việc này phụ thuộc vào cơ sở vật chất của nhà trường".
Đề xuất nghỉ học ngày thứ 7 được nhiều phụ huynh, giáo viên ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ủng hộ. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều phụ huynh và giáo viên kêu khó thực hiện.
Một giáo viên tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng, đây là lựa chọn tốt để học sinh có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên chúng ta phải tăng tiết lên thì mới đủ thời lượng để học sinh nghỉ ngày thứ 7.
"Hiện tại mỗi ngày học sinh đã học 4-5 tiết rồi sẽ tăng áp lực cho học sinh. Bên cạnh đó thời gian học sinh đi về cũng bị ảnh hưởng khi phải thay đổi lịch đưa đón của gia đình" - giáo viên này cho biết.
Đề xuất cho học sinh nghỉ học thứ 7 có khả thi?
Ông Hoàng Chí Sỹ, Hiệu trưởng Trường THPT Lưu Hoàng, Ứng Hòa chia sẻ: Với cấp THPT năm học 2023 – 2024 thì lớp 12 đang học chương trình cũ, lớp 10 và 11 học chương trình mới. Học sinh lớp 12 phải học 13 môn học và sinh hoạt tập thể, thời lượng 30 tiết/tuần; học từ thứ 2 đến thứ 7, mỗi buổi 5 tiết.
Nhưng lớp 10, 11 các em học 28 tiết/tuần cùng tiết hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp. Như vậy, 1 tuần các em học từ thứ 2 đến thứ 7, trong đó có 2 buổi 4 tiết, còn lại là 5 tiết.
Theo quy định, học sinh học không quá 5 tiết/buổi, không quá 8 tiết/ngày; mỗi tiết 45 phút. Giả sử học sinh nghỉ ngày thứ 7 hoặc là nhà trường ngày nào cũng sắp xếp 5 tiết/buổi; ngoài ra các em còn phải học thêm 1 buổi chiều hoặc là mỗi buổi phải học 6 tiết thì mới hoàn thành thời lượng chương trình.
Mỗi buổi 6 tiết, nghĩa là hơn 12 giờ mới tan học. Với người lớn còn khó tải thời lượng đó, huống hồ là học sinh. Hoặc 1 tuần học thêm 1 buổi chiều cũng không phải là phương án tạo thuận lợi; ngược lại, việc dồn ép nhiều tiết học làm cả thầy lẫn trò đều áp lực và vất vả hơn. Học thứ 7 đã thành nếp, vừa đảm bảo sức khỏe cho học sinh, vừa đảm bảo thực hiện khung chương trình. Do vậy, học thứ 7 là hợp lý.
Ông Đặng Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Mai bày tỏ: "Việc duy trì học thứ 7 sẽ giúp học sinh đỡ vất vả vì dồn lại lịch học sẽ căng thẳng. Chương trình khung cấp THPT quy định 30 tiết/tuần. Muốn học kiểu gì cũng phải đảm bảo chương trình đó nên để lịch học như hiện nay là hợp lý".
"Rất khó sắp xếp thời khóa biểu nếu cho học sinh nghỉ thứ 7 vì thời lượng tiết cấp THCS khá nặng. Nếu nghỉ thứ 7 thì học sinh một là học tăng tiết, hai là học thêm ít nhất 1 buổi chiều. Như vậy là tưởng giảm tải lại thành tăng tải", cô Vũ Thị Lan Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Thị, huyện Gia Lâm nói.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thay vì thêm tiết ở buổi sáng gây quá tải thì hiện nay có nhiều trường đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất để học sinh học 2 buổi/ngày và được nghỉ thứ 7. Việc học thứ 7 hay học 2 buổi/ngày do các trường tự quyết.
Nếu nghỉ thứ 7 thì các trường cần đảm bảo đúng chương trình, phương hướng dạy học. Còn sắp xếp thời gian học như thế nào sẽ tùy vào mỗi trường, không đặt ra yêu cầu chung cho tất cả. Chẳng hạn ở miền núi, trời rét không học được thì phải đẩy sang mùa xuân, mùa hè nhiều hơn.
Ngọc Linh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|