Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 7142/BKHĐT-QLKTTW của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đề nghị góp ý Dự thảo Báo cáo về việc rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh.
Ảnh minh họa. |
Theo VCCI, dự thảo đã nêu rõ những vấn đề tồn tại của các quy định về điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, khi rà soát Danh mục tại Phụ lục IV Luật Đầu tư, có một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh.
VCCI cho rằng điều kiện kinh doanh là điều kiện ràng buộc, hạn chế và kiểm soát chủ thể kinh doanh.
Vì thế công cụ "điều kiện kinh doanh" chỉ nên sử dụng trong các trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ thể kinh doanh có thể tác động đến trật tự công. Ví dụ như đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: yếu tố trình độ của người khám bệnh là rất quan trọng, vì tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người…
Theo VCCI, phạm vi một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Danh mục quy định chung của dự thảo là rất rộng. Điều này dẫn tới tình trạng, cơ quan quản lý sẽ xác định nhiều "ngành nghề con" khác là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong khi các "ngành nghề con" này không cần kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh.
VCCI dẫn ví dụ "kinh doanh vàng" được xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư. Trong ngành nghề này có "kinh doanh vàng, trang sức, thủ công mỹ nghệ" là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vàng trang sức thủ công mỹ nghệ được xem là loại hàng hóa thông thường. Kinh doanh loại hàng hóa này không tác động đến lợi ích công cộng như các loại vàng khác trong cùng nhóm "Kinh doanh vàng".
"Bản thân các điều kiện kinh doanh của kinh doanh vàng, trang sức, thủ công mỹ nghệ cũng không có tính đặc thù về một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì không rõ về mục tiêu quản lý và Nhà nước muốn quản lý gì đối với ngành nghề này", VCCI cho biết.
Do đó, VCCI đề nghị bổ sung vào Dự thảo về việc đánh giá phạm vi của các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Trong đó thu hẹp lại phạm vi của một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ví dụ như "kinh doanh vàng", cần loại "kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ" ra khỏi phạm vi của "kinh doanh vàng".
Thời gian qua, trong quá trình thực thi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã nhiều lần kiến nghị về việc loại bỏ hoạt động kinh doanh vàng trang sức, thủ công mỹ nghệ ra khỏi Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Các nội dung về điều kiện kinh doanh tại Dự thảo, nhìn chung đã thể hiện được những bất cập, vướng mắc về điều kiện kinh doanh hiện này. Tuy nhiên, một vấn đề khá là quan trọng liên quan đến điều kiện kinh doanh chính là thẩm quyền ban hành điều kiện kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020, Bộ, cơ quan ngang Bộ không được quyền ban hành về điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, theo rà soát sơ bộ của VCCI, tình trạng các thông tư ban hành điều kiện kinh doanh vẫn còn tồn tại khá nhiều. Việc thông tư ban hành điều kiện kinh doanh sẽ dẫn tới tình trạng điều kiện kinh doanh không được kiểm soát chặt chẽ và khiến môi trường kinh doanh trở nên kém thuận lợi hơn. VCCI đề nghị bổ sung vào Dự thảo về tình trạng thông tư ban hành điều kiện kinh doanh.
Giá vàng hôm nay 19/9/2023: Chờ đợi động thái của Fed Trong tuần này, nhà đầu tư đang xem xét các quyết định chính sách của Fed vào ngày 20/9, Ngân hàng Trung ương Anh vào ... |
Giá vàng hôm nay 20/9/2023: Vàng chạy băng băng, thiết lập mức tăng kỷ lục Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước, thị trường quốc tế đều tăng mạnh. Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, ... |
Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: Giằng co khi số liệu kinh tế Mỹ suy yếu, giá dầu đảo chiều giảm Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm qua, các nhóm hàng diễn ra sự phân hóa dù các mức tăng giảm không quá nhiều, ... |
Hoàng Long
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|