Để theo kịp dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán...

(Banker.vn) Theo ông Nguyễn Minh Hoàng, dòng tiền ngoại thường lựa chọn những cổ phiếu đầu ngành với nền tảng cơ bản tốt. Họ theo đuổi chiến lược tích luỹ, mua ở vùng giá hấp dẫn xét theo định giá. Nếu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng cao sẽ càng thích hợp để mua gom và tích luỹ cổ phiếu...

Thị trường chứng khoán ngày 11/1/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

VN-Index có tuần khởi đầu năm 2023 khá thuận lợi khi chỉ số ghi nhận mức tăng 44,35 điểm, tương đương 4,4% để chốt tuần tại 1.051,44. Tuần tăng điểm này cũng kết thúc chuỗi 4 tuần giảm điểm liên tiếp trước đó. Thanh khoản trong tuần cũng có sự cải thiện trở lại với mức trung bình gần 9.000 tỷ đồng/phiên, tương ứng trên 500 triệu đơn vị khớp lệnh trên HOSE mỗi phiên. Trong phiên cuối tuần (6/1) thanh khoản khớp lệnh trên HOSE đã vượt mốc 10.000 tỷ đồng, cao nhất từ phiên 21/12/2022.

Để theo kịp dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán...

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trở lại với vai trò dẫn dắt đà tăng của VN-Index, trong đó bộ đôi ông lớn ngân hàng quốc doanh VCB và BID đứng đầu với mức đóng góp lần lượt 4,8 điểm và 3,9 điểm. Nhóm cổ phiếu họ Vingroup cũng có mặt trong Top10 với tổng mức đóng góp 6 điểm cho chỉ số. Bên chiều ảnh hưởng tiêu cực các cổ phiếu có vốn hóa thấp hơn trong VN30 như PNJ, NVL, VJC với tổng mức tác động giảm 6,4 điểm lên VN-Index.

Sự lạc quan cũng được khối ngoại thể hiện xuyên suốt tuần giao dịch đầu năm mới với việc tiếp tục mua ròng 1.724 tỷ đồng trong tuần qua. Cụ thể nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 1.600 tỷ đồng, đồng thời mua ròng thêm 122 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận - qua đó nới rộng thêm đà gom ròng trong cả tuần.

Tại chương trình Khớp lệnh, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phân tích Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt đánh giá bối cảnh hiện tại thị trường đã trở nên ổn định hơn rấy nhiều so với nhiều tháng trở lại đây. Trong một giai đoạn dòng tiền chưa quá mạnh và vĩ mô thay đổi khá nhanh, VN-Index sẽ có nhịp tích luỹ quanh vùng điểm hiện tại để hấp thụ hết nguồn cung, cũng như tạo ra mặt bằng giá mới cho nhịp tăng sắp tới.

Nhìn vào động thái giao dịch của khối ngoại những năm bùng nổ 2020-2021, nhà đầu tư ngoại bán ra mạnh ở vùng đỉnh với giá trị khoảng 70 – 80 nghìn tỷ đồng. Sau đó, thị trường đã dần tạo đỉnh vào thời điểm cuối 2021 và đầu 2022. Hiện, dòng tiền ngoại đang cho thấy dấu hiệu trở lại và mua ròng rất mạnh. Tuy dòng tiền có thời điểm đã chững lại, việc thị trường tiếp tục rung lắc khiến khối ngoại quay trở lại mua ròng mạnh mẽ hơn.

Lý giải về động thái gom mạnh tay cổ phiếu Việt Nam, chuyên gia Nhất Việt cho rằng xu hướng tăng lãi suất đang chậm lại ở thị trường nước ngoài, kèm theo mức lạm phát đi xuống. Từ đây, khoảng trống (Gap) lãi suất ở nước ta với Mỹ duy trì mức độ hấp dẫn.

Thêm nữa, ông Hoàng kỳ vọng tỷ giá và lãi suất có thể tạo đỉnh và sau đó đi ngang thời gian gần sắp tới, dòng tiền từ nước ngoài nhờ đó mạnh mẽ hơn và xu hướng mua ròng sẽ mang tính chất dài hạn hơn.

“Sức hấp dẫn của thị trường với định giá P/E vẫn ở mức thấp là điểm tích cực tác động tới đà mua ròng của khối ngoại. Cộng thêm tốc độ tăng trưởng kinh tế đang duy trì ở mức cao trong khu vực minh chứng cho động thái mua vào ổn định của nhóm này. Nhà đầu tư “bơi” theo dòng vốn ngoại là một ý tưởng không tồi”, vị chuyên gia cho hay.

Để theo kịp dòng vốn ngoại...

Theo ông Nguyễn Minh Hoàng, dòng tiền ngoại thường lựa chọn những cổ phiếu đầu ngành với nền tảng cơ bản tốt. Họ theo đuổi chiến lược tích luỹ, mua ở vùng giá hấp dẫn xét theo định giá. Nếu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng cao sẽ càng thích hợp để mua gom và tích luỹ cổ phiếu.

Để có thể theo kịp dòng vốn ngoại, vị chuyên gia Nhất Việt khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ nguồn vốn ra 3 hay 5 lần và bám sát theo quá trình biến động của cổ phiếu.

"Khi bối cảnh thị trường thay đổi, chẳng hạn như dòng tiền vào thị trường tỏ ra “hụt hơi”, cổ phiếu NĐT theo dõi bắt đầu điều chỉnh và quay về những vùng hỗ trợ mạnh trên nền giá mới. Đây chính là thời điểm có lợi thế về giá để nhà đầu tư tham gia giải ngân", ông Hoàng nêu rõ.

Với mục tiêu nắm giữ dài hạn, quan trọng nhà đầu tư phải mua được ở vùng giá rẻ để biên độ dao động của giá trở nên an toàn. Đồng thời, chúng ta còn tránh được tâm lý FOMO (fear of missing out), tránh việc mua đuổi trong những phiên thị trường “xanh tím”.

Mặt khác, chuyên gia Nhất Việt cũng khuyến nghị nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ đợi. Thời điểm mua có thể không phải 1 hay 2 tuần, mà sau 1-2 tháng, thậm chí 3 tháng, miễn là cổ phiếu điều chỉnh về vùng giá hấp dẫn. Hơn nữa, cần tin tưởng và hiểu giá trị của doanh nghiệp mang lại để nắm giữ lâu dài.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thị trường chứng khoán ngày 11/1/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Phiên giao dịch ngày 10/1, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.053,35, giảm nhẹ 0,86 điểm (-0,08%); Cổ phiếu PVP chính thức giao dịch trên HOSE ...

Tin tức chứng khoán 9h00' hôm nay 11/1/2023: PDR, FTS, DPM, HPX, C47

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán mới nhất ...

P/E rẻ có thể là cái bẫy đánh lừa nhà đầu tư?

Chứng khoán DSC dự báo VN-Index năm 2023 sẽ vẫn còn khó khăn với kịch bản cơ sở đạt 1.100 điểm (tăng 9%), kịch bản ...

Anh Khôi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán