Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn An Khang (tiên thân của Đầu tư và Xây dựng TNG) bắt đầu hoạt động từ ngày 18/9/2012 với lĩnh vực kinh doanh chính là các sản phẩm từ nhựa. Đến năm 2016, Công ty mở rộng thêm lĩnh vực tư vấn các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng các công trình về nước sạch. Với phạm vi hoạt động và quy mô còn hạn chế, giai đoạn này Công ty khá im hơi, lặng tiếng trên thương trường.
Năm 2018, Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn An Khang bước sang trang mới khi đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Xây dựng TNG và mở rộng thêm lĩnh vực cung ứng các sản phẩm vật tư ngành nước.
Bước ngoặt thực sự đến với công ty vào năm 2019 khi Đầu tư và Xây dựng TNG đón nhận chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 do Bộ Xây dựng phát hành. Đây có lẽ là sự kiện lịch sử của Đầu tư và Xây dựng TNG bởi với chứng chỉ này, DN có "tấm hộ chiếu thông hành" để bước chân cạnh tranh những gói thầu quy mô rất lớn, sánh ngang hàng với các nhà thầu tầm cỡ.
Nhận chứng chỉ năng lực xây dựng không lâu, khoảng giữa năm 2020, Đầu tư và xây dựng TNG được ghi nhận trúng gói thầu quy mô khá nhỏ. Từ quê nhà Bắc Giang, DN này đã lặn lội vào Đăk Lăk để tham gia và trúng gói thầu Cấp nước thành phố Buôn Ma Thuột và 03 thị trấn: thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar; thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng và thị trấn Buôn Đôn huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk thuộc chương trình phát triển nghành nước cho năm 2011-2012 do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình cấp nước tỉnh Đăk Lăk mời thầu. Trong vai trò độc lập, DN này đã trúng gói thầu với giá 6.632.681.268 đồng.
Quy mô nhỏ bé của gói thầu trên lại mang đến cho doanh nghiệp nhiều giá trị. Ít nhất, đó là bước tập dượt đối với Đầu tư và xây dựng TNG để làm quen quy trình đấu thầu các dự án có sử dụng ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những chuyến “hành quân” xa nhà đầu tiên của DN.
Một cách nhanh chóng, đến cuối năm 2020 Công ty đã bắt tay cùng đối tác đến từ Nhật Bản là Công ty TNHH Kobelco Eco-Solutions Việt Nam trúng gói thầu: Gói số 12: Thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng (EPC) Nhà máy nước sạch Vạn Niên - Giai đoạn 1: 60.000m3 ngđ do Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư này có vốn điều lệ 876 tỷ đồng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nắm hơn 70% vốn. Đầu tư và xây dựng TNG và đối tác liên danh trúng Gói thầu với giá 525.608.944.431 đồng.
Sau khi ký kết, quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hình thành trong tương lai của hợp đồng thực hiện Gói thầu số 12 - thiết kế cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng (EPC) nhà máy nước sạch Vạn Niên giai đoạn 1 đã được Đầu tư và Xây dựng TNG mang đi thế chấp tại MBB chi nhánh Sở Giao dịch 1 Ảnh: tng-solutions.vn |
Với giá trị như trên, Dự án có quy mô lớn và khá nhiều hạng mục công việc yêu cầu kỹ thuật cao như: Trạm bơm cấp 1; Nhà điều hành, nhà hóa chất, tram bơm cấp 2; Khu xử lý nước sạch: Bể lắng Lamen, Bể lọc than hoạt tính sinh học, Bể lọc cát, Bể chứa 40.000m3 tại khu xử lý; Khu xử lý bùn - Hạng mục phụ trợ - Đường ống công nghệ; Hệ thống điện, Hệ thống truyền trải, phân phối trên mạng lưới; Xây dựng bể chứa 30.000m3 tại quảng tế III - phường Thủy Xuân.
Đầu tư Xây dựng TNG đóng vai trò chủ chốt thực hiện gói thầu nêu trên bởi đối tác tham gia là Công ty Kobelco Eco-solutions Việt Nam chỉ thực hiện nhiệm vụ khảo sát thiết kế bản vẽ xây dựng cho nhà máy Vạn Niên.
Có lẽ, việc trúng gói thầu lớn chỉ sau khoảng 1 năm nhận chứng chỉ xây dựng là một bí mật kinh doanh và tài năng xuất sắc của giới chủ Đầu tư và Xây dựng TNG mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được.
Gói thầu hơn 525 tỷ đồng tại Thừa Thiên Huế là bàn đạp vững chắc giúp Đầu tư và Xây dựng TNG tiến nhanh, tiến xa hơn trên hành trình chinh phục các gói thầu sử dụng vốn nhà nước trên phạm vi toàn quốc.
Tính từ năm 2020 đến nay nhà thầu này trúng ít nhất 27 gói thầu xây lắp và mua sắm tại nhiều địa phương trải dài khắp 3 miền Bắc –Trung - Nam với tổng giá trị trúng thầu lên tới gần 1000 tỷ đồng.
Tần xuất trúng thầu với các gói quy mô nhỏ hơn của Đầu tư và Xây lắp TNG diễn ra đều đặn ngay cả khi dịch Covid - 19 hoành hành hay tại thời điểm tiến độ giải ngân đầu tư công bị chùng xuống.
Có thể kể tới một số gói thầu quy mô lớn như: Tại Nam Định là Gói thầu số 3: Xây dựng bể chứa, trạm bơm; cung cấp máy bơm và thiết bị đồng bộ thuộc Dự án Nâng công suất Chi nhánh cấp nước Vụ Bản và lắp đặt mạng lưới đường ống cấp nước sạch cho khu vực huyện Ý Yên. Gói thầu được đấu thầu rộng rãi trong nước có giá gói thầu là 11.938.159.000 đồng, giá trúng thầu của Đầu tư và Xây dựng TNG là 11.639.309.000 đồng.
Hoặc tại Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng, vào tháng 2/2022, Đầu tư và Xây dựng TNG đã trúng Gói thầu: BU01 _ Thi công xây dựng cụm xử lý bùn với giá trúng thầu là 12.710.476.011 đồng.
Bên cạnh đó không thể không kể đến Gói thầu quy mô khá lớn tại Quảng Ninh của Đầu tư và Xây dựng TNG. Đó là Gói thầu số 02: Cung cấp vật tư, lắp đặt thiết bị và thi công xây dựng nhà máy thuộc Dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp và cải tạo nhà máy nước Hoành Bồ từ 10.000m3/ngđ lên 20.000m3/ngđ vào tháng 7/2022. Thông qua đấu thầu rộng rãi, Đầu tư và Xây dựng TNG đã trúng thầu với giá 51.449.037.087 đồng.
Sau thời gian “mang chuông đi đánh xứ người”, đến năm 2023, Đầu tư và Xây dựng TNG đã quay lại quê nhà Bắc Giang với cú đúp trúng thầu tại Công ty CP Cấp nước Bắc Giang. Cụ thể vào tháng 12/2022, DN này đã trúng Gói thầu số 12/2022/VT-NSBG: Mua sắm ống và phụ kiện nhựa HDPE với giá trúng thầu 8.694.389.225 đồng. Gói thầu lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức mua sắm trực tiếp - cách thức lựa chọn nhà thầu khá kém cạnh tranh.
Sau đó 1 tháng, Đầu tư và Xây dựng TNG trúng tiếp gói thầu Gói thầu số 01/2023/NSBG: Mua sắm vật tư, phụ kiện thuộc chủ đầu tư Công ty CP Nước sạch Bắc Giang với giá 9.501.217.814 đồng. Khác với lần trước, gói thầu này được đấu thầu rộng rãi thay vì mua sắm trực tiếp. Tuy nhiên bản chất của hoạt động đấu thầu cũng không thay đổi nhiều bởi tỷ lệ giảm giá sau đấu thầu rộng rãi là khá thấp, không khác chỉ định thầu là bao (giá gói thầu là 9.978.828.000 đồng).
Năm 2024 được đánh giá là khá khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng tính từ đầu năm tới nay, Đầu tư và Xây dựng TNG đã có cho mình ít nhất 4 gói thầu với quy mô hàng chục tỷ đồng/gói tại các địa bàn Quảng Trị, Huế, Long An và Đồng Nai.
Hoạt động đầu thầu hiệu quả không chỉ giúp tạo ra công ăn, việc làm, tăng doanh thu, lợi nhuận lớn mà các hợp đồng xây lắp cũng là tài sản đảm bảo giúp gia tăng đòn bẩy tài chính cho Công ty. Cụ thể, ngay sau khi trúng thầu, Đầu tư và Xây dựng TNG đã mang không ít hợp đồng xây lắp thế chấp tại các nhà băng. Có thể kể tới: Tài sản thế chấp tại BIDV chi nhánh Hà Nội là quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hình thành trong tương lai phát sinh từ hợp đồng thi công xây dựng công trình số 22.10/2019/HĐTC/DNP-LONGAN-TNG ký ngày 22/10/2019 và các văn bản liên quan ký giữa Công ty CP Đầu tư hạ tầng nước DNP Long An, và Công ty Xây dựng TNG về thực hiện gói thầu thi công xây dựng tuyến ống cấp 2, Dự án Tuyến ống cấp 2 tiếp nhận nguồn nước từ nhà máy nước Nhị Thành cấp cho khu vực huyện Bến Lức, Cần Đước. Ngày 8/5/2020, tại BIDV chi nhánh Hà Nội, tài sản thế chấp là quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hình thành trong tương lai liên quan việc thực hiện gói thầu thi công xây dựng tuyến ông cấp nước sạch OD500 quốc lộ 1A từ nhà máy nước Gò Đen đến KCN Vĩnh Lộc. Ngày 9/11/2020, tại MBB chi nhánh Sở Giao dịch 1, tài sản thế chấp là quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hình thành trong tương lai về việc thực hiện gói thầu số 12 - thiết kế cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng (EPC) nhà máy nước sạch Vạn Niên giai đoạn 1. Tại BIDV chi nhánh Hà Nội, Đầu tư và xây dựng TNG có khoản vay và tài sản thế chấp là quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hình thành trong tương lai liên quan việc thi công công trình DCLW-06, dự án cấp nước thành phố Buôn Ma Thuột và 3 thị trấn Ea Kar, thị trấn Buôn Đôn và thị trấn Krong Năng. |
Tiềm lực tài chính ra sao?
Theo dữ liệu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Đầu tư và xây dựng TNG do ông Vũ Anh Tuấn làm chủ tịch HĐQT. Doanh nghiệp có tổng số nhân sự 110 người, đăng ký hoạt động kinh doanh lần đầu vào năm 2012.
Theo Điều lệ được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 7/3/2022, doanh nghiệp có vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Số vốn này như một tấm áo chật hẹp không còn phù hợp với một cơ thể đang vươn mình mạnh mẽ. Đến năm 2024, Đầu tư và Xây dựng TNG đã tăng vốn thần tốc lên cột mốc mới.
Giấy chứng nhận ĐKKD thay đổi lần thứ 16, Đầu tư và Xây dựng TNG có số vốn điều lệ là 520 tỷ đồng |
Cụ thể, theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 16, Đầu tư và Xây dựng TNG có số vốn điều lệ là 520 tỷ đồng. Điều này cũng phù hợp với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thông qua các hợp đồng xây lắp quy mô lớn trong giai đoạn 2020 – 2023 mà doanh nghiệp đạt được.
Hoạt động đấu thầu hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp tích lũy được nguồn lực tài chính phục vụ mục tiêu thâu tóm một loạt doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Kinhtechungkhoan.vn sẽ trở lại các thương vụ thâu tóm DN của Đầu tư và Xây dựng TNG trong những bài viết tiếp theo.
“Ông lớn” ngành Xây dựng CC1: Lợi nhuận gộp tăng trưởng, cổ phiếu tăng kỷ lục theo sức nóng sân bay Long Thành Trong quý 1 và quý 2/2023, Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP (CC1) ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung ... |
Soi sức khỏe của hai "ông lớn" ngành thầu xây dựng Xây dựng Hòa Bình và Coteccons được biết đến là hai "ông lớn" ngành thầu xây dựng, nhưng "sức khỏe" của 2 doanh nghiệp này ... |
“Ông lớn” ngành nước báo lãi gần 275 tỷ đồng sau 11 tháng 11 tháng đầu năm 2023, Nước Thủ Dầu Một báo lãi gần 275 tỷ đồng, đạt 92% chỉ tiêu lợi nhuận so với kế hoạch ... |
“Ông lớn” ngành nước Biwase (BWE) thu về hơn 280 tỷ trong tháng 1 Tổng doanh thu tháng 1 của Biwase ước đạt 281 tỷ đồng, trong đó chưa ghi nhận gần 93 tỷ đồng doanh thu từ lĩnh ... |
Điểm tên ông lớn hưởng lợi từ các dự án trọng điểm đầu tư công 2021-2025 Theo kế hoạch năm 2024 của Chính phủ, giải ngân vốn đầu tư công dự kiến tăng 12% so với thực hiện năm 2023 lên ... |
Bùi Quý
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|