Dấu hiệu giúp nhà đầu tư nhận diện cổ phiếu tiềm ẩn rủi ro

(Banker.vn) Trên thị trường chứng khoán, việc đánh giá, phân tích các mã cổ phiếu giúp nhà đầu tư loại ra những doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro cao. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư nhận diện, loại trừ các cổ phiếu mang tính rủi ro cao.

Biến động giá cổ phiếu bất thường

Nếu không ưa thích mạo hiểm, khi nhìn vào lịch sử đồ thị giá của cổ phiếu dự định giao dịch, nhà đầu tư có thể loại bỏ ngay những cổ phiếu có biến động giá mạnh. Đó là những cổ phiếu nếu giảm giá, sẽ sàn nhiều phiên liên tiếp. Còn khi tăng, cổ phiếu sẽ tăng một loạt các phiên trần. Loại cổ phiếu này thường mang tính đầu cơ cao, các nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm thường dễ thất bại nếu đu bám theo các cơ hội như vậy.

Cổ phiếu liên tục phát hành tăng vốn bằng lần

Cách nhận biết rủi ro của cổ phiếu có hai trường hợp:

1- DN tăng vốn nhanh và mạnh quá, năng lực quản trị không theo kịp và cuối cùng làm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đi xuống rõ ràng, có thể ví như một anh trưởng thôn mà ngay lập tức thăng lên làm chủ tịch tỉnh thì 99% là không làm được; 2- Điều đáng sợ nhất là phát hành giấy lấy tiền lừa cổ đông.

Dấu hiệu: Đọc bảng cân đối kế toán phần vốn góp của chủ sở hữu qua các năm hoặc xem phần thu tiền từ phát hành cổ phiếu trong phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. Nếu nó quá nhanh thì khá rủi ro, nên tránh.

Dấu hiệu giúp nhà đầu tư nhận diện cổ phiếu tiềm ẩn rủi ro
Hình minh họa

Phát hiện cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng bất thường

Nhà đầu tư nên chú ý hai yếu tố: biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của công ty. Biên lợi nhuận gộp (gross profit margin) cho biết tỷ lệ phần trăm của doanh thu còn lại sau khi trừ chi phí sản xuất. Nếu tỷ lệ này quá thấp so với các doanh nghiệp khác trong ngành hoặc của chính doanh nghiệp trong quá khứ, công ty có thể đang và sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh.

Cổ phiếu của các công ty có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng và ổn định thường được đánh giá cao hơn. Nếu lợi nhuận sau thuế giảm hoặc không tăng, cổ phiếu có thể đối mặt với rủi ro giảm giá trong tương lai.

Cổ phiếu có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn âm và dòng tiền từ hoạt động tài chính luôn dương trong vài năm với giá trị lớn

Đây là dấu hiệu nhận biết rủi ro cho thấy bản chất hoạt động kinh doanh của công ty rất kém hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do kinh doanh thua lỗ hoặc do bị chiếm dụng vốn lớn nhằm mục đích nâng doanh thu; hoặc doanh nghiệp ghi nhận ảo doanh thu.

Trong khi đó, dòng tiền tài chính dương nhờ việc vay thêm nợ hoặc phát hành cổ phiếu để bù đắp cho hoạt động kinh doanh tệ hại (đây là câu chuyện có doanh thu, lợi nhuận mà không có tiền).

Dấu hiệu: Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ là có thể nhận ra điều này ngay. Lưu ý 1 số trường hợp doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh rất mạnh nhìn thấy được, thì điều này chấp nhận được nhưng sau vài năm tốc độ mở rộng giảm thì dòng tiền kinh doanh phải dương trở lại.

Cổ phiếu có các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng quá nhanh và lớn

Điều này hết sức nguy hiểm. Một là doanh nghiệp bị tồn đọng vốn lớn trong hàng tồn kho và bị chiếm dụng vốn nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh kém. Hai là vấn đề thanh khoản sẽ nguy hiểm nếu có áp lực trả nợ, trả lãi nhiều. Ba là, hàng tồn kho và phải thu là 2 khoản dễ làm giả nhất trong báo cáo tài chính. Cuối cùng, giao dịch mờ ám là cơ sở để doanh nghiệp dễ ghi khống tài sản.

Dấu hiệu: Tính tỷ lệ hàng tồn kho và khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn nếu cao trên 75% thì rất rủi ro. Khi xem kỹ hơn phần thuyết minh báo cáo tài chính, nếu thuyết minh mập mờ không có số cụ thế và phần phải thu khác quá lớn thì công ty đó không đáng tin cậy. Nếu thuyết minh có rõ ràng, chúng ta nên tìm hiểu về tình hình hoạt động các con nợ đó xem có tin cậy uy tín không hay chỉ là công ty ảo … Điều đặc biệt nguy hiểm nữa là có phải thu với các cá nhân hàng trăm tỷ.

Cổ phiếu có biên lợi nhuận gộp liên tục giảm rất rõ rệt

Điều này cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả hơn rất nhiều do (1) Cạnh tranh khốc liệt phải giảm giá bán, nâng chiết khấu khiến lợi nhuận giảm; (2). Do ngành nghề kinh doanh kém hấp dẫn và không hợp thời.

Dấu hiệu: Đọc trong báo cáo KQKD để tính được chỉ số biên lợi nhuận gộp nếu giảm mạnh đọc tiếp thuyết minh vì sao giảm, kết hợp với báo cáo thường niên để thấy được viễn cảnh của doanh nghiệp trong tương lai.

Tìm hiểu về chiến lược đại dương xanh, lợi ích của chiến lược đại dương xanh

Chiến lược đại dương xanh được hiểu là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà tại đó ít hoặc không có đối ...

Tìm hiểu về quyền mua cổ phần, nên đầu tư vào quyền mua cổ phần hay chứng quyền?

Quyền mua cổ phần là một loại chứng khoán được phát hành bởi công ty cổ phần, nhằm bổ sung vốn chủ sở hữu cũng ...

Tìm hiểu về chỉ số CCI, ý nghĩa chỉ số CCI trong đầu tư chứng khoán

Chỉ số CCI thường được dùng để theo dõi thị trường, phát hiện kịp thời những thời điểm quá mua hoặc quá bán. Từ đó, ...

Dương Cầm (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán