Đất Xanh (DXG) chuyển hơn 16 triệu cổ phần Sài Gòn Riverview cho công ty con

(Banker.vn) Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) vừa thông qua Nghị quyết HĐQT về việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty CP Sài Gòn Riverview cho Công ty CP Hội An Invest.

Doanh thu BĐS quý IV thụt lùi, Đất Xanh (DXG) lần đầu chịu lỗ sau 1 thập kỷ

Cụ thể, DXG sẽ chuyển nhượng hơn 16,6 triệu cổ phần tại Sài Gòn Riverview với giá 10.000 đồng/cổ phần cho Hội An Invest. Tổng giá trị chuyển nhượng khoảng 166,4 tỷ đồng. Được biết, Sài Gòn Riverview có vốn điều lệ 350 tỷ đồng, tương ứng 35 triệu cổ phần.

Mục đích chuyển nhượng nhằm tái cấu trúc cơ cấu sở hữu Sài Gòn Riverview theo định hướng chiến lược của DXG. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, Sài Gòn Riverview và Hội An Invest vẫn thuộc trường hợp công ty có mối quan hệ công ty mẹ - công ty con với DXG.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, DXG hiện đang sở hữu 99,99% cổ phần tại Hội An Invest và 99,99% cổ phần tại Sài Gòn Riverview.

DXG
DXG sẽ chuyển nhượng 16,6 triệu cổ phần tại Sài Gòn Riverview cho công ty con Hội An Invest với tổng giá trị chuyển nhượng hơn 166 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ

Về tình hình kinh doanh, năm 2022, các chỉ tiêu kinh doanh của DXG đều suy giảm mạnh so với năm 2022. Cụ thể, doanh thu thuần giảm 45%, còn 5.581 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuê sgiarm 71%, còn 469 tỷ đồng.

Năm 2022, DXG đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 11.000 tỷ đồng và lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ là 1.400 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp mới đạt được 50% chỉ tiêu doanh thu và cách rất xa kế hoạch lợi nhuận năm.

Không chỉ kinh doanh sa sút, tình hình tài chính của DXG năm 2022 cũng có nhiều chuyển biến xấu.

Tổng tài sản tại ngày 31/12/2022 đạt 30.771 tỷ đồng tăng 9% so với đầu năm. Trong cơ cấu tổng tài sản, đáng chú ý là sự sụt giảm mạnh của lượng tiền và tương đương tiền, tương ứng giảm 66% so với đầu năm, còn 918 tỷ đồng. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng giảm 37%, còn 181 tỷ đồng.

Trong khi đó, khoản phải thu ngắn hạn tăng 13%, đạt 12.169 tỷ đồng. DXG ghi nhận dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên tới 352 tỷ đồng, dù đã giảm 48 tỷ đồng so với đầu năm song đây vẫn là con số tương đối lớn.

Hàng tồn kho cũng tăng 27% so với đầu năm, đạt 14.238 tỷ đồng; chủ yếu là bất động sản dở dang. Tính riêng giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn đã lên tới 26.407 tỷ đồng, chiếm 86% tổng tài sản - mức quan ngại về chất lượng tài sản của DXG.

Sự gia tăng mạnh mẽ của hàng tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn cũng là nguyên nhân chính khiến dòng tiền kinh doanh của DXG trong kỳ âm nặng 3.873 tỷ đồng; trong khi cùng kỳ dương 479 tỷ đồng. Để bù đắp thâm hụt dòng tiền, DXG chọn đi vay khiến dòng tiền vay trả trong kỳ tăng đột biến, lần lượt đạt 7.323 tỷ đồng/5.582 tỷ đồng, tăng 3 lần.

Dù vậy, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ vẫn âm 1.819 tỷ đồng, khiến lượng tiền và tương đương tiền sụt giảm 66% còn 919 tỷ đồng

Tại ngày kết thúc quý IV/2022, nợ phải trả của DXG tăng 13% so với đầu năm, đạt 16.751 tỷ đồng. Cơ cấu nợ của DXG được cấu trúc theo hướng giảm nợ vay ngắn hạn (giảm 32% về 2.032 tỷ đồng), còn nợ vay dài hạn tăng mạnh (tức tăng 2,5 lần lên 3.748 tỷ đồng), trong đó, nợ trái phiếu tăng 370 tỷ đồng lên 1.789 tỷ đồng).

Nguyễn Lê

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán