“Đánh chứng’ trong môi trường lãi suất tăng?

(Banker.vn) Về thị trường trong giai đoạn lãi suất tăng như hiện nay, chuyên gia đánh giá nếu nhìn ngắn hạn từ 3 – 6 tháng tới, tâm lý cũng như thanh khoản sẽ chưa phục hồi ngay. Kịch bản tốt nhất là sau nhịp điều chỉnh này có thể thị giá cổ phiếu cũng như chỉ số đi ngang và chưa tạo ra xu hướng mạnh. Hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá tăng trưởng, EPS vẫn tiếp tục tăng lên và đến một lúc nào đó định giá sẽ rơi xuống mức rất rẻ.
“Đánh chứng’ trong môi trường lãi suất tăng?
Lãi suất tăng, “đánh chứng’ như thế nào?

Tại chương trình Phố Tài Chính, theo ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Chứng khoán BIDV - BSC), GDP tăng cao trong quý III năm nay phần nào đi với kỳ vọng chung của nhiều nhà nghiên cứu trên thị trường. Năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Việt Nam có quý III với GDP sụt giảm 6,5%. Như vậy, mức tăng trưởng GDP khi loại bỏ những yếu tố trên sẽ vào khoảng 6,5%, khá sát với kỳ vọng. Ngoài ra, chỉ tiêu về lạm phát là yếu tố Việt Nam được đánh giá làm tốt hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Ông Long đánh giá chu kỳ thị trường cũng như nền kinh tế thế giới đang trải qua giai đoạn khó khăn nhưng Việt Nam làm tốt hơn và đang phản ứng đúng các chính sách đã thực hiện trong suốt quá trình vừa qua.

“Đánh chứng’ trong môi trường lãi suất tăng?
ông Trần Thăng Long

Về vấn đề Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất mới đây, ông Long cho biết tại các quốc gia xung quanh cũng như châu Âu hay Mỹ đều tăng lãi suất, thậm chí tăng nhiều lần. Thị trường tài chính có sự liên thông cao, nếu duy trì chính sách ngược lại với NHTW của các quốc gia khác sẽ đưa đến những ảnh hưởng nhất định, do vậy, NHNN cũng không có nhiều lựa chọn và phải đưa ra một chính sách phù hợp chung với tình hình thế giới.

Ông Long đánh giá, khi lãi suất tăng sẽ làm chậm lại hoạt động kinh tế do vậy tăng trưởng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trước mắt sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều còn trong tương lai sự ảnh hưởng sẽ lớn hơn. Chính sách tiền tệ sẽ không tác động ngay lập tức, thông thường sẽ rơi vào khoảng 3 – 6 tháng sau mới nhìn rõ sự ảnh hưởng vào doanh nghiệp và nền kinh tế.

Ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Khối Phân tích Maybank Investment Bank đánh giá, nhìn vào từng động lực của sự tăng trưởng GDP, chúng ta có thể thấy tiêu dùng trong nước đã phục hồi rất mạnh. Câu chuyện về hoạt động xuất nhập khẩu cũng là một trong những yếu tố giúp cho GDP tăng mạnh. Có một điểm tích cực nữa đó là, mặc dù chưa đẩy mạnh đầu tư công và chỉ dựa vào hai động lực kia chúng ta đã có một độ tăng trưởng mạnh như vậy.

“Chúng tôi thấy rằng câu chuyện về phục hồi đã đang rất là tốt. Còn yếu tố về lạm phát đã theo kỳ vọng, khả năng cao kiểm soát được lạm phát dưới mức 4% và chúng ta có khả năng duy trì tốt hơn so với các nước khác”, ông Thành nói. Tuy nhiên, một trong những chính sách để đảm bảo được các cân đối lớn của nền kinh tế chính là chính sách tiền tệ. Mới đây Ngân hàng Nhà nước cũng đã chính thức tăng lãi suất.

Ông Thành cho hay, theo tính toán của mình với việc tăng 1% lãi suất chính sách và những phần tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng thì ngân hàng Việt Nam vẫn đủ sức tăng lãi suất cho vay, ngân hàng họ vẫn đảm bảo được tăng trưởng lợi nhuận, còn bên doanh nghiệp cũng chưa ảnh hưởng.

“Chúng tôi vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 8% trong năm 2022. Chúng ta vẫn còn một kênh để đẩy kích thích tăng trưởng, đó là đầu tư công. 8 tháng đầu năm nay, tiến độ giải ngân đầu tư công hơi chậm, tuy nhiên, việc quyết tâm trong việc đẩy mạnh đầu tư công trong những tháng cuối năm, đặc biệt là cho năm sau sẽ là động lực để GDP duy trì ở mức tốt. Chúng tôi dự báo năm 2023, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6%”, ông Thành nói.

Nếu mà nhìn ngắn hạn thì theo ông Thành, trong vòng từ 3 đến 6 tháng tới, tâm lý thị trường và thanh khoản sẽ chưa phục hồi ngay. Kịch bản tốt nhất là sau đợt điều chỉnh này, có thể là thị giá hoặc VN-Index có thể là đi ngang và chưa tạo ra một trend mạnh.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này đánh giá hoạt động của doanh nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng, yếu tố EPS, tức là phần thu nhập trên mỗi cổ phiếu vẫn đang tiếp tục tăng lên, đến một thời điểm định giá nó sẽ rơi xuống cái mức cực kỳ rẻ.

Ông Thành cho rằng, định giá hiện tại đã hấp dẫn nhưng nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục trong 6 tháng tới thì định giá sẽ rơi xuống dưới 10 lần, hiệu suất sinh lời trên 10% (cao hơn tiền gửi ngân hàng). Nếu nhìn góc độ dài hạn, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong xu hướng phục hồi, các doanh nghiệp vẫn đủ sức đi qua giai đoạn khó khăn thì đây sẽ là thời điểm đầu tư tuyệt vời.

Cơ hội cho nhà đầu tư ngắn hạn sẽ rất khó. Ông Thành khuyên nhà đầu tư nên giữ trạng thái tiền để nếu có sự điều chỉnh đến mức định giá hợp lý sẽ nắm bắt được cơ hội. Trong ngắn hạn, việc lựa chọn ngành trong ngắn hạn là khó. Trong khi nếu nhìn khoảng 6 tháng, các ngành giảm mạnh như đầu tư công, khu công nghiệp… là một cơ hội để tích lũy cổ phiếu.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng đã có sự điều chỉnh từ trước và nếu điều chỉnh thêm nữa sẽ ở mức quá rẻ. Ngành năng lượng có thể cân nhắc đến việc Trung Quốc mở cửa sẽ giúp thúc đẩy mạnh về nhu cầu du lịch, tiêu dùng thực phẩm. Những ngành liên quan đến hàng hóa sẽ ảnh hưởng nhiều do giá có xu hướng hạ nhiệt.

Theo chuyên gia đến từ BSC, chính sách hiện tại của các quốc gia đều đi theo xu hướng thắt chặt, Việt Nam khó có thể nằm ngoài xu hướng chung. Đến thời điểm hiện tại, diễn biến của thị trường chứng khoán toàn cầu khá xấu. Nội tại của Việt Nam may mắn hơn khi không quá mạnh mẽ trong việc hạ lãi suất, thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời kỳ dịch bệnh.

Bên cạnh đó, dư địa tăng trưởng vẫn còn một phần quan trọng liên quan đến đầu tư công. Dự trữ cho Việt Nam trong tương lai một đến hai năm tới là vẫn còn những “room” chính sách để thúc đẩy tăng trưởng. Trong khi đó, doanh nghiệp cần thích nghi với môi trường mới.

Ông Long khuyên nhà đầu tư nên hạn chế các giao dịch ngắn hạn, hoặc chỉ nên duy trì ở mức nhất định theo khả năng kiểm soát rủi ro. Hoạt động đầu tư dài hạn cũng đang ở giai đoạn thử thách. Nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như lãi suất hay yếu tố bên ngoài.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về CE, ý nghĩa của CE và cách vận dụng vào thị trường chứng khoán

CE là thuật ngữ vô cùng quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu về CE ...

Đầu tư vào các công ty chứng khoán: Triển vọng và rủi ro

Triển vọng dài hạn của ngành dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn rất lớn nhờ vào tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ ...

Triển vọng dài hạn của ngành Dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam còn rất lớn

Theo FiinRatings, triển vọng dài hạn của ngành Dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn rất lớn nhờ vào tăng trưởng kinh tế, ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán