Mới đây, ngày 25/3/2024, dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ có tổng vốn đầu tư 14.234 tỷ đồng tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã chính thức thi công trở lại sau 5 năm “đắp chiếu”. Cần biết, dự án này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 4/1/2019 và khởi công xây dựng lần đầu vào ngày 27/2/2020. Tuy nhiên, do công tác triển khai giải ngân vốn đầu tư của các đối tác nước ngoài có một số vướng mắc, các thủ tục về giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng... gặp vướng mắc, dự án đã rơi vào cảnh án binh bất động.
Các đại biểu thực hiện nghi thức triển khai thi công dự án bến cảng Mỹ Thủy |
Theo tìm hiểu, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy có quy mô sử dụng 685 ha, gồm 10 bến cảng phục vụ chủ yếu cho Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, các khu công nghiệp trên địa bàn và hàng hóa quá cảnh từ Lào, Đông Bắc Thái Lan trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC). Dự án được phát triển theo 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 kéo dài từ năm 2018 đến năm 2025 với 4 bến cảng và 5.000 tỷ đồng tiền vốn; giai đoạn 2 kéo dài từ năm 2026 đến năm 2031 với 3 bến cảng và số vốn gần 5.000 tỷ đồng; giai đoạn 3 kéo dài từ năm 2032 đến 2036 với 3 bến cảng và số vốn đầu tư trên 4.300 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tại Lễ triển khai thi công, đại diện Công ty CP Liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ - chủ đầu tư dự án cam kết đến năm 2025 sẽ hoàn thành từ 2 đến 4 bến cảng cho tàu có cho tàu có trọng tải đến 100.000 tấn cập bến với tổng chiều dài tuyến mép bến 1.300 m; tổng chiều dài cầu cảng 1.350 m (bao gồm cả phần cầu đệm 50 m), rộng 50 m cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ đi kèm. cho tàu có trọng tải đến 100.000 tấn cập bến với tổng chiều dài tuyến mép bến 1.300 m; tổng chiều dài cầu cảng 1.350 m (bao gồm cả phần cầu đệm 50 m), rộng 50 m cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ đi kèm.
Theo tìm hiểu, Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ được thành lập ngày 14/1/2015 với vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, được góp bởi ba cổ đông, bao gồm 2 cổ đông tổ chức và 1 cổ đông cá nhân. Trong đó, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Dịch vụ Xây dựng Việt Nam (Xây dựng Việt Nam) góp 350 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu 70%, Công ty TNHH Phát triển Khoáng sản Duy Tân góp 125 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu 25%. Cổ đông cá nhân duy nhất là ông Trần Hưng Khánh góp 25 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu 5%. Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật khi đó là ông Nguyễn Minh Tân (sinh năm 1954). Tháng 4/20216, vị trí này được chuyển giao cho ông Cho Gyl Hyung (sinh năm 1967), người Hàn Quốc.
Đáng chú ý, ngày 27/11/2017, Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho biết Khoáng sản Duy Tân đã không thực hiện góp vốn theo cam kết, đồng thời điều chỉnh giảm vốn điều lệ xuống mức 375 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cập nhật thông tin về người quản lý khác, với sự xuất hiện của ông Jung Tae Sung (sinh năm 1966), quốc tịch Hàn Quốc trong vai trò Chủ tịch HĐQT và bà Trần Mai Chi (sinh năm 1996) trong vai trò thành viên HĐQT.
Khoáng sản Duy Tân không thực hiện góp vốn theo cam kết khiến Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ phải giảm vốn điều lệ xuống mức 375 tỷ đồng |
Hơn một tuần sau, ngày 5/12/2017, Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ bất ngờ tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, ở mức 750 tỷ đồng. Trong đó, Xây dựng Việt Nam nắm 5,25 triệu cổ phần, tương ứng góp 525 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu 70%. Ông Trần Hưng Khánh nắm 150.000 cổ phần, tương ứng góp 15 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu 2%. Lưu ý, ông Khánh đã chuyển nhượng 100.000 cổ phần cho bà Trần Mai Chi.
Tháng 8/2018, Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ bất ngờ tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần, ghi nhận mức 2.250 tỷ đồng. Trong lần tăng vốn này, cổ đông lớn nhất là Xây dựng Việt Nam cũng tăng phần vốn góp lên gấp 3, với 1.575 tỷ đồng, qua đó duy trì tỷ lệ sở hữu 70%. Về phía ông Trần Hưng Khánh và bà Trần Mai Chi, phần vốn góp vẫn được giữ nguyên, tương ứng tỷ lệ sở hữu giảm xuống dưới 1%.
Sau đó, Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ liên tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ngày 10/1/2022, ông Nguyễn Minh Tùng (sinh năm 1970) đã “ngồi” vào vị trí này. Tuy nhiên, chỉ hơn một năm sau, ngày 13/2/2023, toàn bộ trọng trách nói trên được chuyển giao cho ông Trần Việt Anh (sinh năm 1978). Trong lần thay đổi gần nhất, tại thời điểm tháng 12/2023, ông Dương Viết Roãn (sinh năm 1964) là người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ.
Nói thêm về cơ cấu cổ đông của Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ, cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này là Xây dựng Việt Nam, được thành lập vào tháng 5/2009, do ông Cho Gil Hyung (sinh năm 1967) làm Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Doanh nhân Hàn Quốc cũng là người giữ chức vụ Tổng Giám đốc lâu nhất tại Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ.
Theo tìm hiểu, doanh nghiệp có vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, được góp bởi ông Jung Tae Sung (49 tỷ đồng), bà Đặng Thị Gầm (41 tỷ đồng) và ông Nguyễn Quang Huy (10 tỷ đồng). Tuy nhiên, đến 1/2022, ông Jung Tae Sung - cổ đông ngoại quốc duy nhất, cũng là cổ đông lớn nhất nắm 49% vốn điều lệ của Xây dựng Việt Nam đã chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình sang cho bà Lã Thị Lụa (29%) và bà Đặng Thị Du (20%).
Đáng chú ý, liên quan đến quá trình góp vốn vào Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ, ngày 10/1/2022, Công ty CP SAM Holdings (HOSE: SAM) đã mua hơn 2,15 triệu cổ phần của doanh nghiệp này, nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 36%. Được biết, giá trị đầu tư của thương vụ là 127,28 tỷ đồng, thấp hơn 41% so với giá trị theo mệnh giá (215,4 tỷ đồng).
Sau khi Cảng quốc tế Mỹ Thủy nâng vốn điều lệ lên 2.250 tỷ đồng, SAM Holdings đã góp đủ vốn theo tỷ lệ sở hữu 36%, đồng thời ghi nhận doanh nghiệp này trở thành công ty liên kết. Báo cáo tài chính hợp nhất của SAM Holdings ghi nhận, đầu năm 2023, tổng giá trị đầu tư vào Cảng quốc tế Mỹ Thủy là gần 720 tỷ đồng. Tuy nhiên đến cuối năm 2023, giá trị khoản đầu tư này giảm xuống mức 671,4 tỷ đồng.
Giá trị khoản đầu tư của SAM Holdings tại Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ |
Cần biết, song song với việc góp vốn vào Cảng quốc tế Mỹ Thủy, SAM Holdings cũng đưa nhân sự vào doanh nghiệp này. Cụ thể, ông Nguyễn Minh Tùng - người thay thế ông Cho Gil Hyung giữ vị trí Tổng Giám đốc Cảng quốc tế Mỹ Thuỷ thời điểm đó là Phó Tổng Giám đốc của SAM Holdings.
Về SAM Holdings, doanh nghiệp này có tiền thân là Nhà máy Vật liệu Bưu điện II, thành lập năm 1986. Từ lĩnh vực hoạt động ban đầu là sản xuất và phân phối các loại cáp cho ngành bưu chính viễn thông, đến nay, SAM Holdings đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài Cảng quốc tế Mỹ Thủy, Sam Holdings còn sở hữu nhiều công ty con và công ty liên kết gây nhiều chú ý trên thị trường như: Sacom – Tuyền Lâm, Địa ốc Sacom, Capella,…
Về tình hình kinh doanh, lũy kế cả năm 2023, SAM Holdings ghi nhận doanh thu thuần ở mức 2.200 tỷ đồng, tăng 4% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 34,1 tỷ đồng, tăng gần gấp 5 lần.
Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của SAM Holdings ghi nhận ở mức 6.593 tỷ đồng, giảm 9% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm 22%, xuống còn 2.235 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 51,8%, lên mức 480,4 tỷ đồng.
Hàng tồn kho đạt 497,5 tỷ đồng, giảm 8% so với hồi đầu năm. Chi phí xây dựng dở dang ở mức 1.205,5 tỷ đồng, nằm tại dự án nghỉ dưỡng cao cấp và sân golf (265,8 tỷ đồng), dự án Nông nghiệp Công nghệ cao (128,4 tỷ đồng), dự án khu công nghiệp Tam Thăng 2 (135,7 tỷ đồng), Dự án Chung cư Samland Riverside (530,7 tỷ đồng), dự án Khu dân cư tại xã Long Tân và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch (134,5 tỷ đồng),...
Động thái mới ở 2 dự án nghìn tỷ tại Lâm Đồng và Quảng Trị của Sam Holdings (SAM) Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy hơn 14.000 tỷ đồng và dự án Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm hơn 2.000 tỷ ... |
SAM Holdings (SAM) 'miệt mài' bảo lãnh cho công ty con vay vốn ở các nhà băng Trước đó vào tháng 4, SAM Holdings cũng bảo lãnh cho Công ty CP Dây và Cáp Sacom vay 100 tỷ đồng tại TPBank và ... |
SAM Holdings (SAM) tiếp tục bảo lãnh cho công ty con vay 5 triệu USD Đây đã là lần thứ 6 trong năm nay SAM Holdings đứng ra bảo lảo lãnh thanh toán cho công ty con, tổng hạn mức ... |
Thái Hà
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|