Ông Dương Công Minh, nhà sáng lập, nguyên Chủ tịch Him Lam Group, nguyên Chủ tịch LienVietPostBank (LPBank) và Chủ tịch Sacombank. |
Ông Dương Công Minh sinh năm 1960, là người con của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Trong giới tài chính, ông Minh là một “tượng đài” khiến nhiều người không khỏi ngả mũ thán phục khi tìm hiểu về “profile” khủng của ông: nhà sáng lập, nguyên Chủ tịch Him Lam Group, nguyên Chủ tịch LienVietPostBank (hiện là LPBank) và Chủ tịch Sacombank.
Trước khi bén duyên với kinh doanh, ít người biết rằng, ông Dương Công Minh xuất thân từ một quân nhân với quá khứ lăn lộn trên thương trường.
Gia đình ông Dương Công Minh là vốn gia đình giàu truyền thống cách mạng. Tiếp bước cha anh, ngay khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Vật giá năm 1984 tại Đại học Kinh tế Kế hoạch (tiền thân của Đại học Kinh tế Quốc dân), ông Minh đã tham gia quân ngũ chuyên nghiệp và được phân công về đơn vị quản lý xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Sau quá trình công tác nhiều năm, ông Dương Công Minh có một quyết định hoàn toàn bất ngờ, đó là “gác” lại sự nghiệp quân ngũ để rẽ hướng sang lĩnh vực kinh doanh, mang trong mình hoài bão làm giàu cho gia đình, quê hương.
Theo tìm hiểu, công việc kinh doanh đầu tiên của ông Dương Công Minh là xuất khẩu mặt hàng nông sản, bao gồm xoài, chuối, thanh long… sang Trung Quốc cùng sự hỗ trợ của một người bạn chung chí hướng. Ban đầu, ông Minh buôn bán khá “mát tay”, đạt mức lợi nhuận cao nên ông càng “máu làm giàu”, mở rộng thêm quy mô với sản phẩm chính là xoài.
Từ đó, giới xuất khẩu nông sản sang biên giới gọi trìu mến ông là Minh “xoài”. Tuy nhiên, “gió đã đảo chiều”, bất ngờ thay cũng chính vì xoài mà ông Minh lâm vào cảnh thua lỗ nặng, buộc ông phải rút khỏi công việc đang hết sức tận tâm.
Không bằng lòng trước những thất bại, ông Dương Công Minh huy động nguồn vốn từ các mối quan hệ và “bén duyên” với thị trường bất động sản, lĩnh vực còn mới lạ với giới kinh doanh Việt Nam. Năm 1994, “đứa con đẻ” thương hiệu Him Lam của ông Minh ra đời, mang theo bao tâm huyết và công sức của vị sĩ quan ngày nào.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Dương Công Minh bồi hồi nhớ lại thời điểm Him Lam “chào đời”. “Him Lam chính do tay tôi làm nên, từ “cái đầu” của tôi, từ chính tiền tôi vay nặng lãi mà có. Từng sản phẩm của Him Lam cũng do chính tay tôi kiểm tra bản vẽ, giám sát quá trình thi công. Khi tôi thiết kế, xây dựng một căn nhà, nó phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn do tôi đề ra”, ông Minh nói.
Mấy ai ngờ được, 30 năm sau, Him Lam đã vươn lên trở thành một group giàu có, đầy tiếng tăm, chiếm lĩnh vị thế long trọng trong làng bất động sản Việt Nam. Tập đoàn này nổi tiếng với hàng loạt dự án nổi bật như: dự án chung cư Him Lam Riverside, dự án chung cư Him Lam Phú An, dự án chung cư Him Lam Chợ Lớn… và lượng lớn sân golf, nhà hàng sang trọng, có vị trí đắc địa trên cả nước.
Trọng tâm hoạt động của Him Lam Group là hai thành phố lớn – Hà Nội và TP.HCM. Sở hữu quỹ đất “khủng” giúp khối tài sản “kếch xù” của ông Dương Công Minh càng “lớn nhanh như thổi”. Với thành tích nổi trội, khó ai bì kịp, nên một số phát biểu gây “sốc” của ông Dương Công Minh cũng hoàn toàn hợp lý, chẳng hạn ông từng nói: “Giá trị cốt lõi của Him Lam là danh xưng Dương Công Minh. Him Lam không phải công ty gia đình mà là công ty độc trị. Dương Công Minh là người đưa ra quyết định và sau này, con trai tôi sẽ tiếp bước trở thành Chủ tịch Him Lam”.
Sau khi xây dựng tiềm lực đủ lớn, Him Lam Group của ông Dương Công Minh tiếp tục mở rộng các hoạt động kinh doanh khác, vươn lên thành “đế chế” đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, mảng tài chính – ngân hàng được vạch rõ là mục tiêu hàng đầu của Him Lam và cá nhân ông Dương Công Minh.
Nắm giữ trong tay một nhà băng sẽ giúp khả năng huy động vốn tín dụng của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Là doanh nhân top đầu cả nước, ông Minh nhận thức rất rõ về lợi thế này.
Vì vậy, ông Dương Công Minh cùng với các cộng sự đã tham gia sáng lập nên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – LienVietPostBank (vừa đổi tên thành LPBank), trong đó tỷ lệ đóng góp của ông khoảng 15%.
Sau đó, ông Minh cũng là “người được chọn” cho chiếc “ghế nóng” tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank vào năm 2017 để dẫn dắt công cuộc tái cơ cấu của ngân hàng.
Nhằm đáp ứng quy định về Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu lực từ ngày 15/1/2018, ông Minh từ chức khỏi vị trí Chủ tịch tại tất cả các doanh nghiệp khác, bao gồm cả Him Lam Group và LienVietPostBank. Đổi lại, cương vị Chủ tịch Sacombank thuộc về ông đến thời điểm hiện tại.
Không thể không khẳng định vai trò của ông Dương Công Minh trong những bước chuyển mình của Sacombank ngày nay. Song khi mới bước chân vào HĐQT Sacombank, nhiều người đã cho rằng ông Minh tham gia ngân hàng là vì khối tài sản bất động sản “khổng lồ” của Sacombank. Trước hoài nghi của dư luận, ông Minh khẳng định bản thân ông cũng như Him Lam Group đã không mua bất cứ một tài sản nào của Sacombank và không sử dụng vốn của Sacombank.
Tuy vậy, trong thông báo Kết luận thanh tra mới đây của Thanh tra Chính phủ, Sacombank dưới “triều đại” của ông Dương Công Minh bị “điểm mặt” vì những sai phạm trong hoạt động cho vay.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ xác định tại ngày 31/12/2017, tổng dư nợ tín dụng với chỉ riêng 16 khách hàng của Sacombank là 15.372 tỷ đồng. Trong đó, Sacombank đã cho 9 doanh nghiệp vay với dư nợ lên tới 9.262 tỷ đồng, tương đương 48,52% vốn tự có của ngân hàng.
Đặc biệt, 9 doanh nghiệp trên có hành động vay vốn rồi nhận chuyển nhượng và đầu tư vào cùng một dự án do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) làm chủ đầu tư.
Theo quy định, một khách hàng chỉ được vay tối đa 15% vốn tự có của một tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ xác định có tình trạng ngân hàng cho vay tập trung một khách hàng, một dự án thông qua các khách hàng độc lập để tránh vi phạm quy định.
Các ngân hàng, trong đó có Sacombank cũng cho vay để góp vốn vào các công ty con, mua lại phần vốn góp của các cổ đông công ty sở hữu dự án. Đồng thời, các ngân hàng có tình trạng cho vay để nhận chuyển nhượng, đầu tư cùng một dự án, nhưng khách hàng vay không trực tiếp thực hiện mà vay để chuyển cho chủ đầu tư qua hình thức ký hợp đồng nguyên tắc về chuyển nhượng phân khu thuộc dự án.
Mặt khác, một số chậm trả gốc, lãi, phương án cơ cấu nợ không khả thi nhưng không bị chuyển nợ quá hạn, nợ xấu đúng quy định - Thanh tra Chính phủ nêu rõ trong kết luận vừa công bố.
Bên cạnh đó, vẫn theo kết luận thanh tra, 9 doanh nghiệp này không có mối quan hệ liên quan theo quy định Luật các Tổ chức tín dụng, không trực tiếp thực hiện dự án, mà vay vốn để chuyển cho bên thứ ba qua hình thức ký hợp đồng nguyên tắc về chuyển nhượng các phân khu thuộc dự án.
Trong khi đó, ngân hàng chỉ thẩm định năng lực tài chính với khách hàng vay vốn thay vì đơn vị thực hiện dự án. Việc này dẫn tới tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Khi thanh tra, dự án đang khó khăn về pháp lý đất đai, làm tăng chi phí lãi vay, ảnh hưởng chất lượng tín dụng, kết quả kinh doanh của Sacombank.
Danh sách 9 doanh nghiệp bao gồm: Công ty CP Him Lam Thủ đô, Công ty CP Đầu tư Hồng Bàng, Công ty CP Đầu tư xây dựng Bảo Lộc, Công ty CP Đầu tư TMDV Nam Thắng, Công ty CP Thương mại xây dựng Công Phúc, Công ty CP Hạ tầng Bảo Tín, Công ty CP Đầu tư xây dựng Việt Phú Mỹ, Công ty CP Việt Hà và Công ty CP Hiệp Ân.
Như Kinhtechungkhoan.vn vừa đề cập, các doanh nghiệp đều ít nhiều liên quan đến Him Lam Group, hay cá nhân ông Dương Công Minh.
Him Lam Thủ đô, Đầu tư Hồng Bàng, Đầu tư xây dựng Bảo Lộc, Thương mại xây dựng Công Phúc... theo tìm hiểu đều là ... |
Những lần xuất hiện “dậy sóng” của đại gia Lê Thái Sâm, tân Chủ tịch Bamboo Airways Mặc dù được biết đến là một người kín tiếng nhưng mỗi lần doanh nhân Lê Thái Sâm có động thái mới trên thương trường ... |
Bóc tách tài sản tỷ USD Him Lam Group và mối liên hệ với LPBank "Sếu đầu đàn" của Him Lam Group - pháp nhân Him Lam Corp là nơi giữ nhiều của cải nhất với tổng tài sản tiến ... |
Ngọc Bích
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|